10 học viện bóng đá tốt nhất châu Âu

Bạn có thể nói Barcelona là môi trường đào tạo bóng đá tốt nhất tại châu Âu. Ấy thế nhưng nó mới chỉ xếp hạng 4 trong danh sách 10 học viện bóng đá tốt nhất châu Âu. Thú vị hơn nữa là không có học viện bóng đá của một CLB Anh nào lọt vào danh sách 10 học viện hàng đầu do Trung tâm nghiên cứu thể thao quốc tế CIES thực hiện.


Ajax là học viện bóng đá tốt nhất châu Âu.


Ajax đứng đầu danh sách, trở thành học viện bóng đá được ưa chuộng nhất châu Âu, sản sinh ra các tài năng trẻ. Trong khi đó, đội tuyển Manchester United xếp thứ 17 và là đội bóng Anh duy nhất có cơ sở đào tạo bóng đá tốt trong danh sách 20. Danh sách này có được dựa trên những nghiên cứu những trận cầu đỉnh cao của 31 giải thi đấu năm vừa qua. Trong số đó có tới 69 cầu thủ tham gia các trận đấu được đào tạo từ lò đào tạo bóng đá Hà Lan. Trong danh sách, Ajax đứng đầu, xếp tiếp theo là các đội Partizan Belgrade, Hajduk Split và Barcelona. Sporting Lisbon và MTK Budapest đồng hạng 5.


Nghiên cứu của CIES đánh giá một cầu thủ được đào tạo nghĩa là cầu thủ đó phải có ít nhất ba mùa bóng gắn bó với CLB ở giai đoạn từ 15 - 21 tuổi. Theo tiêu chí này, Ajax có Nigel de Jong (hiện chơi cho AC Milan), Rafael van der Vaart (hiện chơi cho Hamburg SV), Wesley Sneijder (hiện chơi cho Galatasaray), Urby Emanuelson (hiện chơi cho Fulham), Jan Vertonghen (hiện chơi cho Tottenham Hotspur), Gregory van der Wiel (hiện chơi cho Paris St Germain) và Maarten Stekelenburg (hiện chơi cho AS Roma). Một số các cầu thủ khác như cầu thủ người Thụy Điển Zlatan Ibrahimovic, người Nam Phi Steven Pienaar và Luis Suarez người Urugoay cũng trưởng thành từ lò đào tạo Hà Lan trong những năm đầu sự nghiệp. Tuy vậy theo cách đánh giá của bản nghiên cứu lần này, lại chưa đủ điều kiện để coi Ajax như câu lạc bộ đào tạo chính. Các CLB của các giải đấu có kinh phí khiêm tốn nhất lại có số lượng cầu thủ trưởng thành tốt nhất tại chính học viện của mình, chiếm tới 27% trong danh sách. Các giải đấu như của Bulgaria, Serbia, Croatia, Slovenia, Hungaria, Cộng hòa Séc, Slovakia, Belarus và Phần Lan.


Theo báo cáo, sở dĩ các CLB tới từ các giải vô địch có kinh phí thấp lại có số lượng cầu thủ thành công lớn bởi lẽ họ xây dựng cho mình chiến lược phát triển khác hẳn. Để giải bài toán kinh tế, họ buộc phải dựa trên giá trị gia tăng là các tài năng trẻ phát triển từ lò đào tạo của mình. Số các CLB thành công trong đào tạo giảm chỉ còn 17,2% ở 5 giải bóng lớn bao gồm Anh, Pháp, Italy, Đức và Tây Ban Nha. Nhóm các giải đấu cận giàu như của Bồ Đào Nha, Scotland, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Nga còn ít thành công trong đào tạo hơn hẳn, chỉ chiếm 15,2%.


Tuy nhiên vì đào tạo ở các CLB khó khăn nên thông thường rất ít cầu thủ được đào tạo tốt lại ở lại chơi cho CLB của mình. Như ở đảo Síp, chỉ có 11% các cầu thủ ở lại chơi cho các CLB trong nước. Những bất ổn về tài chính khiến các đội bóng không có chiến lược phát triển dài hạn hơn việc nuôi và bán đi các tài năng. Bản thân các cầu thủ cũng luôn phải nắm bắt cơ hội của mình khi cuộc đời cầu thủ không được dài. Sự bất ổn ngày càng gia tăng khi ngày càng có nhiều sự tham gia của các trung gian bán mua và cả mạng lưới liên kết giữa các HLV.



Minh Đăng (Theo Reuters)

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN