Xung đột Hamas-Israel: Saudi Arabia cảnh báo hệ lụy đối với kinh tế toàn cầu

Ngày 28/4, Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia, ông Mohammed al-Jadaan, đã kêu gọi những nỗ lực nhằm đảm bảo ổn định ở khu vực Trung Đông, đồng thời cảnh báo cuộc xung đột ở Dải Gaza có thể tác động to lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Chú thích ảnh
Người dân nhận hàng viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza ngày 23/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Jadaan đưa ra thông điệp trên tại một trong những phiên thảo luận nhóm đầu tiên trong khuôn khổ cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. Tại phiên thảo luận, ông Jadaan bày tỏ quan ngại rằng cuộc cuộc chiến ở Gaza, cùng với xung đột ở nhiều nơi khác trên thế giới, đang tác động đến các hoạt động kinh tế trên thế giới. Theo ông, các bên cần kiềm chế để tránh leo thang căng thẳng, đồng thời đảm bảo ổn định khu vực.
Phát biểu tại sự kiện, Tổng thống Palestine Mahmud Abbas cho rằng Mỹ là nước duy nhất có thể ngăn chặn việc Israel triển khai chiến dịch quân sự tại thành phố Rafah ở phía Nam dải Gaza. Ông Abbas cảnh báo, chiến dịch được tiến hành sẽ gây "thảm họa lớn nhất từ trước đến nay" cho người dân Palestine. 

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tại cuộc họp WEF, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thảo luận về những nỗ lực hiện nay nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza và trả tự do cho các con tin. 
Kể từ khi xảy ra xung đột Hamas-Israel hôm 7/10/2203, Saudi Arabia cùng với các nước khác - gồm Mỹ, Ai Cập và Qatar - đã nỗ lực ngăn chặn xung đột và leo thang căng thẳng. Saudi Arabia lo ngại khủng hoảng khu vực sẽ làm đảo lộn chương trình cải cách kinh tế đầy tham vọng của nước này, vốn được biết đến với chiến lược "Tầm nhìn 2030". Ngoài Saudi Arabia, các nhà trung gian của Mỹ, Ai Cập và Qatar cũng đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn mới cho cuộc xung đột Gaza, sau khi các bên đã đạt được lệnh ngừng bắn ngắn hạn tạm thời đầu tiên hồi tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, các vòng đàm phán mới, trong đó có vòng đàm phán hôm 7/4 vừa qua, không đạt được tiến triển.

Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Qatar, ông Majed al-Ansari, cả Hamas và Israel cần thể hiện thiện chí và đưa ra cam kết nhiều hơn trong các cuộc đàm phán ngừng bắn. Quan chức này cho rằng tiến trình đàm phán hiện nay bị đình trệ vì cả hai bên đều khăng khăng giữ quan điểm của mình.
Trong khi đó, một nguồn tin của Hamas cho biết phong trào này sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) vào ngày 29/4 để đàm phán ngừng bắn ở Gaza. Hamas cũng sẽ thảo luận về đề xuất ngừng bắn mới do các nhà trung gian hòa giải đề xuất và nghiên cứu phản hồi chính thức của Israel về đề xuất này. 

Trong một tuyên bố liên quan, Chủ tịch WEF Borge Brende cho biết đã có "động lực mới" trong cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza và trả tự do cho các con tin.

Nguyễn Hà  (TTXVN)
Xung đột Hamas - Israel: Ngoại trưởng Israel nhấn mạnh việc giải thoát con tin là ưu tiên hàng đầu
Xung đột Hamas - Israel: Ngoại trưởng Israel nhấn mạnh việc giải thoát con tin là ưu tiên hàng đầu

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 27/4, Ngoại trưởng Israel Israel Katz cho biết nước này có thể đình chỉ kế hoạch tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza nếu đạt được một thỏa thuận để Hamas thả các con tin Israel mà phong trào Hồi giáo này bắt giữ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN