Ukraine: Nga tiếp tục giảm 1/3 lượng khí đốt trung chuyển

Ông Sergei Makogon, Giám đốc công ty vận hành hệ thống vận chuyển khí đốt (GTS) của Ukraine ngày 1/11 cho biết tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom đã giảm thêm 1/3 khối lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraine.

Chú thích ảnh
Một nhà máy nhiệt điện của tập đoàn khí đốt Gazprom ở Sochi, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Makogon viết trên Facebook: “Từ ngày 1/11, lượng (khí đốt) vận chuyển qua Ukraine đã một lần nữa giảm xuống - còn 57 triệu m3/ngày. Theo ông Makogon, từ ngày 1/10, khối lượng chuyển tải đã giảm xuống còn 86 triệu m3/ngày, dù Gazprom trả tiền cho công suất 109 triệu m3/ngày. Người đứng đầu GTS Ukraine tính rằng với khối lượng vận chuyển như vậy, công ty Nga sẽ không cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU) khoảng 5 tỷ m3 khí đốt tính đến cuối tháng Năm. 

Hợp đồng mà Gazprom và Naftogaz đã ký cuối năm 2019, cho phép vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt hàng năm qua lãnh thổ Ukraine trong bốn năm: từ năm 2021 đến năm 2024. Theo đó áp dụng qui tắc, “Bơm và trả tiền”: nghĩa là Gazprom thanh toán cho năng lực chuyển tải bất kể khối lượng vận chuyển thực tế là bao nhiêu.

Ukraine đang muốn Nga tăng khối lượng khí đốt cung cấp. Như ông Makogon giải thích, tổng công suất chuyển tải của GTS Ukraine là 146 tỷ m3/ngày, song thực tế 100 tỷ trong số đó không được sử dụng. Ngoài ra, Ukraine đã mất một phần khối lượng chuyển tải do Hungary đã nhận khí đốt qua tuyến đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 10 theo hợp đồng mới ký với Nga. Nếu quá trình vận chuyển hoàn toàn dừng lại, GTS Ukraine sẽ phải được tối ưu hóa, chỉ giữ lại phần chuyển tải đảm bảo cung cấp cho thị trường trong nước. Moskva đã hơn một lần tuyên bố sẵn sàng gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt với Ukraine nếu nó thấy khả thi về mặt kinh tế.

Duy Trinh (Pv TTXVN tại Moskva)
Nga sẵn sàng tăng lượng khí đốt bán cho châu Âu
Nga sẵn sàng tăng lượng khí đốt bán cho châu Âu

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sẵn sàng tăng nguồn cung khí tự nhiên bán cho châu Âu trong bối cảnh dự trữ khí đốt tại châu lục này đang ở mức thấp, khiến giá tăng cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN