Tướng Mattis phải làm gì để ra kế hoạch xử IS hợp lòng Tổng thống Donald Trump?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và các nhân vật quân sự cấp cao khác đều đang phải chạy nước rút trước thời hạn 30 ngày mà Tổng thống Donald Trump đặt ra để "xuất trình" dự thảo cho kế hoạch mới đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ trong chuyến công du Iraq.

Ngày 28/1, ông Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu Lầu Năm Góc nội trong 30 ngày phải đề xuất bản dự thảo cho kế hoạch mới đánh bại IS. Vào thời điểm sát ngày phải "nộp bài", bộ trưởng Mattis hôm 20/2 đã đích thân tới Iraq để trao đổi cùng chỉ huy quân đội Mỹ tại đây.

Chuyến đi này của ông Mattis được đánh giá là nhằm nhấn mạnh về tầm quan trọng của hợp tác quân sự giữa chính phủ Mỹ và Iraq trong cuộc chiến trong lại nhóm khủng bố IS. Hiện nhiều cố vấn quân sự Mỹ đang hỗ trợ lực lượng chính phủ Iraq trong cuộc chiến giành lại Mosul từ tay IS.

Hiện tại chiến thuật của ông Mattis được các chuyên gia nhìn nhận là tăng cường phạm vi hợp tác, hiện vẫn chưa rõ liệu điều này có đồng nghĩa với việc Mỹ cử thêm quân nhân tới Iraq hay không.

Tuy tăng cường hỗ trợ cho chính phủ Iraq trong cuộc chiến với IS là rất quan trọng nhưng được đánh giá là chưa đủ. Về phần tân Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mattis, ông phải đưa ra được sáng kiến hiệu quả hơn những gì mà Washington đã thực hiện dưới chính quyền tổng thống thứ 44 Barack Obama. Theo đó, chiến thuật này phải mang tầm tư duy dài hạn.

Việc giải phóng lãnh thổ Iraq bị IS xâm chiếm sẽ được vinh danh là thành công quân sự lớn nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề dài hạn tại Iraq cần chú tâm để ngăn chặn những tổ chức như IS trỗi dậy trong tương lai. Bất cứ chiến thuật chống IS nào cũng phải chú tâm đến cục diện chính trị diễn ra sau đó.

Một tình huống tương tự cũng tồn tại ở Syria. Một lần nữa, chưa thể ngã ngũ liệu ông Mattis có chủ trương cử binh sĩ Mỹ tới Syria để giải phóng khu vực đang bị IS chiếm đóng hay không. Nhưng câu hỏi ai sẽ quản lý Raqqa hậu IS vô cùng thiết yếu bởi dù mức độ can thiệp của Mỹ có sâu đến đâu khi quân đội nước này nhiều khả năng không được giữ vai trò này.

Chiến thuật chống IS áp dụng tại Syria đặc biệt phải chú ý tới lực lượng người Kurd đang chiến đấu tại miền bắc Syria. Giải pháp hỗ trợ vũ khí cho lực lượng người Kurd chưa bao giờ được cựu Tổng thống Obama ủng hộ bởi lo ngại rằng điều này sẽ gây khó chịu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thời điểm này, mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không được suôn sẻ và tồn tại quan ngại rằng Ankara sẽ hạn chế Mỹ tiếp cận với các căn cứ không quân trên lãnh thổ nước này.


Một vấn đề khác cần cân nhắc là chiến binh người nước ngoài. Chiến thuật mới phải xử lý thích đáng số lượng hàng nghìn chiến binh người nước ngoài đang chiến đấu trong hàng ngũ của IS cũng như các nhóm nổi dậy cực đoan. Mỹ cần phải cẩn thận phối hợp với những quốc gia có công dân là lính đánh thuê cho IS và các nhóm khủng bố khác.

Một vấn đề khác là các tay súng người địa phương, không phải hầu hết tất cả chiến binh người Syria và Iraq gia nhập những nhóm khủng bố và nổi dậy vì lý tưởng mà trên thực tế là bắt nguồn từ mục đích kinh tế và chính trị. Như vậy, chiến thuật chống IS cần phải chú tâm tới cả việc chuyển giao chính trị ở Syria.

Một đề xuất được đưa ra là Mỹ hợp tác với chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad. Điều này còn có thể mở đường để quân đội Mỹ hợp tác với Nga trong các cuộc không kích từ bầu trời Syria nhằm vào mục tiêu IS.

Hà Linh (Theo CNN, Independent)
Phá vỡ cam kết, Mỹ lại dùng đạn uranium chống IS ở Syria
Phá vỡ cam kết, Mỹ lại dùng đạn uranium chống IS ở Syria

Quân đội Mỹ đã cam kết không sử dụng đạn dược uranium nghèo sau khi bị cộng đồng phản đối mạnh mẽ về việc họ dùng loại đạn nguy hiểm này trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN