Trào lưu cha mẹ Trung Quốc tiêm hormon tăng trưởng cho con vì ám ảnh chiều cao

Tại Trung Quốc, nhiều bậc cha mẹ lo ngại con cái mình sẽ gặp bất lợi nếu như có chiều cao khiêm tốn.

Chú thích ảnh
Nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc quan tâm đến việc tăng chiều cao cho con trẻ. Ảnh minh họa. Nguồn: ifn.news

Nhiều trẻ em tại Trung Quốc đang được cha mẹ cho đi tiêm hormone tăng trưởng với hy vọng các em sẽ cao lớn hơn. Đây cũng là cách các bậc phụ huynh muốn giải tỏa lo ngại chiều cao khiêm tốn có thể sẽ là rào cản với tương lai sau này của các con.

Xu hướng này xuất hiện do một số nguyên nhân: Trẻ em lớn lên trong môi trường xã hội có tính cạnh tranh ngày càng cao; thu nhập, mức sống dư dả hơn giúp các bậc cha mẹ có điều kiện tiếp cận sản phẩm tăng chiều cao, kế đến là mức độ an toàn của biện pháp tiêm, sử dụng hormone tăng trưởng.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn việc sử dụng hormone tăng trưởng nguyên chất cho trẻ em từ năm 2003. Các nghiên cứu sau đó cho thấy sản phẩm này giúp trẻ em tăng được thêm 5cm chiều cao sau 5 tháng sử dụng liệu pháp.

Yan Yiping, bé gái 11 tuổi đến từ Jian, tỉnh miền tây Giang Tô, tự nhận mình là một người mạnh khỏe ở độ tuổi của mình. Dù thấp hơn bạn bè cùng trang lứa, Yan không mấy bận tâm về vấn đề chiều cao. Nhưng cha mẹ em không nghĩ vậy. Họ cho rằng Yan thấp và cần can thiệp y tế để tăng chiều cao. “Bố mẹ nghĩ con thấp. Con thì không nghĩ thế. Ở lớp vẫn có nhiều bạn thấp hơn con”, Yan chia sẻ.

Trước khi tiến hành liệu pháp tiêm hormone tăng trưởng, Yan cao 1,2 m. Trong một năm sau đó, ngày nào cô bé cũng tiêm một mũi hornmone vào cơ thể theo như yêu cầu của cha mẹ. Giờ đây bé đã đạt chiều cao 1,31 m, nhưng không biết đây là liệu đã phải là mức tăng chiều cao tự nhiên hay không. Tại Trung Quốc, ở độ tuổi của Yan, trẻ em nữ có chiều cao trung bình 1,47 m.

Yan không phải là người duy nhất ở vào tình cảnh này. Bác sĩ Wang Xiumin từ Trung tâm Y tế trẻ em ở thành phố Thượng Hải cho biết trong vài năm gần đây trung tâm nhận được nhiều đề nghị từ các bậc cha mẹ về tiêm hormone tăng trưởng để làm tăng chiều cao cho trẻ. Những phụ huynh này lo ngại con em mình khiêm tốn về chiều cao, hoặc cho là việc thấp bé sẽ là rào cản sau này, khiến con em khó tìm kiếm công việc. Nhưng đa phần các bé đều không cho rằng bản thân mình cần tăng chiều cao bằng cách này.

Theo bác sĩ Wang, việc bổ sung hormone tăng trưởng tổng hợp sẽ phá vỡ cân bằng hormone trong cơ thể, làm suy giảm số lượng các hormone khác. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn tin rằng nguy cơ đó thể sánh được với việc bị coi là lùn.

Nancy Lin, một bà mẹ ở Thượng Hải đang cân nhắc sử dụng liệu pháp hormone tăng trưởng cho cậu con trai, lo ngại rằng con của cô dễ bị bắt nạt, bởi cậu là người thấp bé nhất lớp. “Rồi đến khi lớn lên, diện mạo của con có thể không được như những bạn bè cùng lứa có chiều cao lớn hơn và điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của con. Cuối cùng, cùng phải lưu ý đến việc con có thể không nhận được việc làm nếu nhà tuyển dụng đặt ra yêu cầu về chiều cao”, cô Nancy nói.

Sản xuất và kinh doanh mặt hàng hormone tăng trưởng cũng phát triển thành ngành thu lợi nhuận. Quy mô của ngành này lên tới 7,7 tỉ nhân dân tệ (1,19 tỉ USD) trong năm 2020 – theo số liệu của Công ty chứng khoán Southwest Securities. Tổng doanh thủ của GeneScience Pharmaceuticals, nhà sản xuất hàng đầu mặt hàng này tại Trung Quốc, tăng từ 1,06 tỉ nhân dân tệ (163 triệu USD) năm 2015 lên 5,8 tỉ nhân dân tệ (893 triệu USD) năm 2019.

Theo Song Tao, một dược sĩ tại Bệnh viện Nhân dân Khánh Dương (Qingyang) tỉnh Cam Túc, loại hormone dùng phổ biến nhất là hormone dạng lỏng, dùng một liều một ngày. Chi phí dao động từ 3.000-4.000 nhân dân tệ (461-615 USD/tháng).

Nhưng đó chưa phải là chi phí cuối cùng. Với Yan, ba tháng một lần em sẽ được bố mẹ đưa tới bệnh viện để lấy toa điều trị mới, kết hợp với kiểm tra sức khỏe định kỳ. Mỗi chuyến như vậy khiến cha mẹ Yan phải tốn thêm 10.000 nhân dân tệ (1.500 USD).

Hoài Thanh/Báo Tin tức
Phẫu thuật kéo chân để tăng chiều cao có đáng để mạo hiểm?
Phẫu thuật kéo chân để tăng chiều cao có đáng để mạo hiểm?

Với hy vọng đẩy sự nghiệp của mình lên một “tầm cao” mới, chuyên viên tư vấn bán hàng Amit đã chấp nhận trải qua cuộc phẫu thuật “phá xương” để kéo dài chiều cao cơ thể.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN