Tổng thống Ukraine, Poroshenko trước sức ép chính trị và quân sự

Trong chương trình phát thanh của cây viết kiêm người dẫn chương trình John Batchelor, sử gia Mỹ kiêm chuyên gia về Liên Xô và Nga Stephen Cohen cho rằng Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko không phải là nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể thực thi chiến lược của mình, và trong nhiều vấn đề ông phải phụ thuộc vào ý kiến của những người khác - cả các lực lượng bên trong lẫn bên ngoài.


Tổng thống Ukraine, P. Poroshenko.

Tình hình tại Debaltsevo, khi "chảo lửa" này giam vài nghìn binh sĩ Ukraine, cuộc đàm phán trong khuôn khổ "Bộ tứ Normandie" ở Minsk cho thấy Tổng thống Ukraine không hoàn toàn kiểm soát tình hình đất nước. Chảo lửa Debaltsevso là một trong những chủ đề chính của cuộc gặp người đứng đầu Nga, Đức, Pháp, Ukraine, song ông Poroshenko không thể giải quyết vấn đề này, dù ông đã nhiều lần rời phòng họp để đàm thoại. Tổng thống Ukraine đã từ chối chấp nhận các điều kiện theo đó hàng trăm binh sĩ bị bao vây có thể rời Debaltsevo, để lại vũ khí hạng nặng. Điều này dẫn tới tổn thất to lớn về người (mà cho đến nay Kiev chưa thừa nhận) cũng như mất hầu hết các khí tài.


Kết quả là văn kiện được thông qua với các điều kiện mà Tổng thống Ukraine buộc phải thực hiện song có khả năng "ông không thể thực hiện các điều đó" do những nguyên nhân chính trị. Rất nhiều thế lực dân tộc cực đoan, có chân trong chính quyền sau cuộc bầu cử mùa thu 2014, đang phản đối các cuộc đàm phán với dân quân li khai.


Theo ông Cohen, tình hình chính trị tại Kiev đặc biệt nguy hiểm. Tổng thống Poroshenko đang tìm cách trình bày tình hình tại Debaltsevo như một "chiến thắng" tuy nhiên ai cũng hiểu điều gì thực sự diễn ra ở đó. Chỉ huy các lữ đoàn tình nguyện không tuân lệnh, song chính quyền Ukraine không thể làm gì vì họ phụ thuộc nhiều vào các nhóm cực đoan, mà chiến binh các nhóm này tích cực tham gia hoạt động quân sự ở Donbass. Không thể tự tin nói rằng Poroshenko đang bị một cuộc "đảo chính phát xít" đe dọa song tình hình ngày càng căng thẳng với lực lượng cực đoan, mà một số đã có chân trong chính phủ, là đáng báo động không chỉ với chính phủ Ukraine mà cả với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).


Ông Cohen nhận định, ứng cử viên nhiều khả năng nhất cho cương vị tổng thống Ukraine tiếp theo là đương kim Thủ tướng Arseny Yatsenyuk. Đầu năm 2014, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đã đàm thoại với Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Jeffrey Payette nói rằng ông Yatsenyuk là ứng cử viên phù hợp cho cương vị đứng đầu nội các. Ông Cohen cho rằng nhiều khả năng Washington sẽ tiếp tục hậu thuẫn Yatsenyuk, vì ông am hiểu kinh tế và có thể là "người của IMF". Điều Yatsenyuk hấp dẫn phương Tây là quan điểm cực đoan của ông này trong quan hệ với Moskva và muốn xây một bức tường trên biên giới giữa Nga với Ukraine.


Duy Trinh (P/v TTXVN tại Nga)

Tổng thống Ukraine ký ban hành luật phân quyền
Tổng thống Ukraine ký ban hành luật phân quyền

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 1/3 đã ký ban hành luật về chính sách khu vực, trong đó qui định việc phân quyền và phát triển văn hóa sắc tộc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN