Tổng thống Trump gây 'phật lòng' đối với những đối tác thương mại hàng đầu

Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2016, ông Donald Trump cam kết giảm thâm hụt thương mại ngày càng tăng của Mỹ. Từ đó đến nay, với tôn chỉ này, mối quan hệ của Mỹ cùng nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu đã có nhiều biến động.

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ trong một cuộc gặp ngày 3/12. Ảnh: Reuters 

Trung Quốc

Mỹ đã rơi vào cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc trong suốt 17 tháng. Tổng thống Trump ngày 3/12 nói rằng không có “thời hạn” cho thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và ông ưu tiên ý tưởng chờ đợi thỏa thuận này sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết phát biểu này khiến thị trường chứng khoán chao đảo.

Năm 2018, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Nhưng đến nay Trung Quốc rơi xuống vị trí đối tác thương mại thứ 3 của Mỹ, sau Mexico và Canada.

Mexico và Canada

Chính quyền Tổng thống Trump đã tái đàm phán Thỏa thuận Tự do Thương mại Bắc Mỹ với các quốc gia láng giềng Mexico và Canada trong năm 2018. Nhưng Quốc hội Mỹ chưa thông qua thỏa thuận này, các thành viên đảng Dân chủ muốn có bảo hộ tốt hơn cho người lao động và những thay đổi góp phần khiến giá thuốc giảm.

Liên minh châu Âu

Tổng thống Trump cảnh cáo áp dụng mức thuế 25% với xe ô tô nhập khẩu từ châu Âu. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ ngày 2/12 cho biết sẽ xem xét nâng thuế đối với các sản phẩm của châu Âu, nhưng không nêu rõ chi tiết mặt hàng nào.

Ngoài ra, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ còn hé lộ danh sách áp thuế bổ sung với 2,4 tỷ USD đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Pháp, trong đó có pho-mai, túi xách và rượu Champagne.

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Mỹ trong năm 2018 khi mua 319 tỷ USD hàng hóa và 256 tỷ USD dịch vụ từ Mỹ. Các thành viên châu Âu như Đức, Pháp, Italy đều nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ trong năm 2018.

Nhật Bản

Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký thỏa thuận thương mại có giới hạn trong tháng 9 tạo điều kiện để các sản phẩm nông nghiệp Mỹ tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Nhật Bản.

Đổi lại, Mỹ giảm thuế đối với một số sản phầm công nghiệp Nhật Bản nhưng không bao gồm xe ô tô. Mỹ và Nhật Bản sẽ nối lại đàm phán thương mại trong 2020 và Tổng thống Trump chưa loại trừ khả năng áp đặt thuế đối với xe ô tô của Nhật Bản.

Ấn Độ

Tháng 6 năm nay, Mỹ tuyên bố rút bỏ các ưu đãi thương mại với Ấn Độ, gây ảnh hưởng tới số hàng hóa xuất khẩu trị giá 5,6 tỷ USD. Cùng thời điểm có bất đồng giữa Mỹ và Ấn Độ về hạn chế thương mại điện tử của New Delhi và hàng rào thương mại đối với dịch vụ y tế Mỹ.

Hàn Quốc

Thỏa thuận hoàn thiện duy nhất mà chính quyền Tổng thống Trump đạt được là Thỏa thuận Tự do Thương mại Mỹ-Hàn Quốc năm 2018. Thỏa thuận này tạo điều kiện để Mỹ duy trì thuế 25% với xe tải trong 20 năm tới. Trong khi đó Hàn Quốc giảm rào cản quy định đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ.

Hà Linh/Báo Tin tức
Trung Quốc thay Nga trở thành mối bận tâm lớn nhất của NATO
Trung Quốc thay Nga trở thành mối bận tâm lớn nhất của NATO

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập 70 năm trước với mục đích ban đầu là đối trọng với Liên Xô. Tuy nhiên, đến nay một quốc gia khác đang nằm trong tầm ngắm hàng đầu của NATO, đó là Trung Quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN