Tòa án tối cao Ấn Độ từ chối hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Tòa Tối cao Ấn Độ ra phán quyết từ chối hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và nhường quyền quyết định cho Quốc hội.

Chú thích ảnh
Người dân và những người thuộc cộng đồng LGBT+ Ấn Độ hồi hộp nghe phán quyết. Ảnh: CNN

Để ra phán quyết mang tính lịch sử này, một nhóm gồm 5 thẩm phán của tòa án tối cao do Chánh án Ấn Độ đứng đầu đã lắng nghe và xem xét các tranh luận diễn ra trong 10 ngày từ tháng 4 đến tháng 5/2023.

Phán quyết cuối cùng của tòa án tối cao là không thừa nhận và cho rằng việc ban hành luật như vậy là tùy thuộc vào Quốc hội.

Quyết định này đã gây thất vọng lớn cho cộng đồng LGBTQ rộng lớn ở quốc gia đông dân nhất thế giới, 5 năm sau khi tòa án bãi bỏ lệnh cấm quan hệ tình dục đồng tính từ thời thuộc địa.

Không có phản hồi ngay lập tức từ chính phủ đối với phán quyết của tòa án, nhưng chính quyền đảng Bharatiya Janata (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Narendra Modi đã phản đối các kiến ​​nghị lên tòa án về vấn đề này, nói rằng hôn nhân đồng giới không thể so sánh với khái niệm đơn vị gia đình của người Ấn Độ.

Chánh án D.Y. Chandrachud cho biết 4 trong số 5 thẩm phán đã viết các phán quyết riêng biệt, cho thấy tính phức tạp của quá trình.

Ông Ravindra Bhat, một trong ba thẩm phán còn lại cho biết: “Hôn nhân là một thiết chế xã hội. Tình trạng hôn nhân không được nhà nước quy định”.

Tuy nhiên, Chánh án DY Chandrachud cũng kêu gọi chính phủ bảo vệ quyền của cộng đồng người đồng tính và chấm dứt phân biệt đối xử đối với họ.

Tại châu Á, chỉ có Đài Loan (Trung Quốc) và Nepal cho phép hôn nhân đồng giới.

 

Nhật Linh/Báo Tin Tức (Theo Reuters)
Gần 40% học sinh trường đại học danh giá bậc nhất Mỹ là LGBTQ
Gần 40% học sinh trường đại học danh giá bậc nhất Mỹ là LGBTQ

Gần 40% sinh viên Đại học Brown, trường thuộc Ivy League - Top 8 Đại học hàng đầu Mỹ - xác định mình thuộc cộng đồng LGBTQ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN