Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ khả năng đối thoại với Syria

Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ mọi khả năng đối thoại với chính quyền Syria (Xyri).

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã đưa ra tuyên bố trên ngày 30/10, một ngày sau khi Moscow (Mátxcơva) kêu gọi phương Tây và các nước trong khu vực, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, đối thoại với Damascus (Đamát), coi đây là cách duy nhất để ngăn chặn bạo lực leo thang.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đối thoại với Damascus" là một bước cho phép hợp pháp hóa chế độ hiện nay trong khi bạo lực vẫn tiếp diễn".

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Syria đã chỉ trích ông Davutoglu đang lảng tránh các vấn đề giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vì "thể hiện thái độ không muốn xem lại chính sách hủy diệt của mình nhằm vào an ninh và ổn định của Syria".

Syria cũng đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước vùng Vịnh phải chịu trách nhiệm về tình trạng đổ máu liên tiếp tại Syria và hủy hoại sứ mệnh của Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Lakhdar Brahimi.

 

Hiện trường một vụ đánh bom tại Syria. Ảnh: AFP/TTXVN



Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Syria cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước vùng Vịnh như Arập Xêút và Cata đã không giúp cho thỏa thuận ngừng bắn do LHQ làm trung gian tại Syria được thực thi thành công, vì vậy "phải chịu trách nhiệm về tình trạng tiếp tục đổ máu tại Syria".

Thông cáo còn nói rằng các nước trên đã tài trợ tiền, cung cấp vũ khí và nơi trú ẩn cho các nhóm vũ trang.

Lâu nay, Syria vẫn cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút và Cata hỗ trợ cho các nhóm vũ trang tại Syria dưới mọi hình thức. Bản thân những nước này từng công khai về việc ủng hộ các tay súng đối lập.

Thỏa thuận ngừng bắn trong 4 ngày nhân dịp lễ Eid Al-Adha của người Hồi giáo do ông Brahimi đề xuất đã đổ vỡ ngay khi mới bắt đầu vì các vụ không kích và tấn công bằng bom xe. Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và phe đối lập cáo buộc lẫn nhau là vi phạm thỏa thuận.

Theo ước tính của LHQ, đến nay hơn 20.000 người mà phần lớn là dân thường, đã thiệt mạng trong cuộc xung đột tại Syria. Khoảng 2,5 triệu người đang cần hỗ trợ khẩn cấp, và hơn 340.000 người đã vượt qua biên giới để sang tị nạn tại các nước láng giềng Syria như Libăng, Jordan (Gioócđani), Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Cùng ngày 30/10, Quân đội Syria Tự do (FSA) thừa nhận đã thực hiện vụ ám sát Tướng không quân Abdullah Mahmud al-Khalidi tại thủ đô Damascus đêm 29/10. Trên trang mạng Facebook, FSA còn đe dọa "tất cả những ai cộng tác với chế độ của ông Assad".

Cũng liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria, phe đối lập tại Libăng là "Liên minh 14/3" đã kêu gọi "khẩn cấp kiện Tổng thống Syria Al-Assad lên Hội đồng Bảo an LHQ và AL vì các vụ đánh bom và xâm phạm biên giới Libăng thường xuyên".

"Liên minh 14/3" vốn phản đối ông Al-Assad, đã cáo buộc Damascus lên kế hoạch một loạt vụ tấn công tại Libăng. Đề xuất trên được đưa ra sau một loạt các vụ xâm phạm lãnh thổ Libăng mà "Liên minh 14/3" cho là do các lực lượng của Syria tiến hành, trong đó có vụ nã pháo xuyên biên giới những tuần gần đây.



TTXVN/ Tin Tức



Một tướng không quân Syria bị ám sát
Một tướng không quân Syria bị ám sát

Truyền hình nhà nước Syria (Xyri) ngày 30/10 đưa tin, một vị tướng không quân của nước này đã bị ám sát tại phía Bắc thủ đô Damascus (Đamát), và cáo buộc vụ việc do các "nhóm khủng bố" tiến hành.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN