SIPRI cảnh báo cả thế giới đang chạy đua vũ trang

Các mối đe dọa khủng bố, xung đột vũ trang, sự trở lại của cuộc cạnh tranh sức ảnh hưởng trên trường quốc tế đã thúc đẩy "cuộc chạy đua vũ trang trên toàn thế giới", với mức chi kỷ lục trong năm 2016 là 1.568 tỷ USD.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), sau nhiều thập kỷ duy trì hoặc giảm chi phí quân sự, cuộc chạy đua vũ trang quay trở lại vào giữa năm 2015 với số tiền lên đến 1.676 tỷ USD, tương đương với 2,3% Tổng GDP của toàn thế giới, trong đó Mỹ đã chiếm 40%, với khoảng 622 tỷ USD. Sau 15 năm tương đối giải trừ vũ khí, châu Âu chuyển sang chiến lược phòng thủ. Trong khu vực Liên minh châu Âu (EU), hiện chỉ có 4 nước trong tổng số 28 nước thành viên tôn trọng mục tiêu 2% GDP dành cho quốc phòng do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ấn định. Nếu các nước khác cũng phải tuân theo mục tiêu trên, tổng chi phí của toàn khối quân sự này sẽ ở mức 100 tỷ USD hàng năm.


Tên lửa đẩy Unha-2 được cho là mang theo vệ tinh viễn thông Kwangmyongsong-2 rời bệ phóng ở Hwadae-gun thuộc tỉnh Bắc Hamgyong, Triều Tiên. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Pháp, đứng thứ 7 trên thế giới, dành 1,7% GDP cho quốc phòng. Trong năm 2017, Pháp sẽ tăng thêm ngân sách lên 32,7 tỷ euro, trong khi đó Đức sẽ chi khoảng 37 tỉ euro (tăng khoảng 7%) và mục tiêu là đạt đến 39 tỉ euro vào năm 2020.


Nga đang đứng hàng thứ 6 trên thế giới về chi phí quốc phòng với khoảng 48 tỷ USD. Từ năm 2008, Nga đã thúc đẩy kế hoạch hiện đại hóa quân đội để chiếm lại vị thế cường quốc quân sự.


Tại khu vực Trung Đông, các nước vùng Vịnh liên tục tăng số lượng đơn đặt hàng mua vũ khí để đối phó với tình hình bất ổn trong vùng do khủng bố thánh chiến và do cuộc chạy đua vũ trang giữa Saudi Arabia (đứng thứ năm trên thế giới với 48,6 tỷ USD) và Iran.


Hiện tượng tăng ngân sách quân sự một cách chóng mặt cũng diễn ra ở châu Á. Tổng chi cho quốc phòng của châu Á cao hơn 100 tỷ USD so với tổng chi của toàn EU. Trung Quốc đã tăng ngân sách quốc phòng hơn 132% trong 10 năm trở lại đây. Với khoảng 191 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc hiện là nước thứ hai trên thế giới có ngân sách quốc phòng khổng lồ để phục vụ cho những lợi ích chiến lược. Trong khi đó, Ấn Độ cũng vừa quyết định tăng ngân sách quốc phòng thêm 8%, vượt lên đứng vị trí thứ 4 trên thế giới.

TTXVN/ Tin Tức
Nguy cơ chạy đua vũ trang mới trên vũ trụ
Nguy cơ chạy đua vũ trang mới trên vũ trụ

Với những vệ tinh sát thủ, vũ khí laze gây mù, thiết bị phá sóng tinh vi, các cường quốc quân sự thế giới đang lặng lẽ chuẩn bị cho một cuộc chiến ngoài không gian - kích động một cuộc chạy đua vũ khí mới đầy nguy hiểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN