Sau vụ giàn khoan 981: Philippines có thể thắng kiện Trung Quốc

Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam đã dẫn đến căng thẳng ở Biển Đông leo thang lên mức cao nhất từ trước tới nay. Bế tắc nguy hiểm về vụ giàn khoan này đã kéo dài hơn 3 tuần mà chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của sự hạ nhiệt, khi các tàu phía Trung Quốc cố tình đâm hoặc dùng vòi rồng công suất lớn tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam, đặc biệt nghiêm trọng là ngày 26/5, một tàu cá của Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của Việt Nam ở phía Nam Tây Nam giàn khoan trái phép.

Tuy nhiên, trong đám mây đen những hành động bất chấp luật pháp và gây hấn của Trung Quốc, vụ giàn khoan 981 được cho là có thể giúp Philippines thắng kiện Trung Quốc tại tòa án trọng tài quốc tế liên quan đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông giữa hai nước.

Năm ngoái, Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lên Toà án quốc tế theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982. Trong đơn gửi tòa án quốc tế, Philippines khẳng định “cái mà Trung Quốc gọi là đường 9 đoạn bao gồm hầu hết lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông, là bất hợp pháp”. Do đó, Manila yêu cầu Bắc Kinh “từ bỏ các hoạt động bất hợp pháp, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines theo UNCLOS năm 1982”.

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Trở ngại chính đối với trường hợp của Philippines là Trung Quốc đã tận dụng Điều 298 của Công ước để tuyên bố rằng nước này sẽ không chấp nhận các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc đối với một số loại tranh chấp, bao gồm việc giải thích và áp dụng chủ yếu Điều 74 về các vấn đề liên quan để phân định biển. Theo Điều 74, Tòa án quốc tế rất có thể sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của nước này. Nếu phán quyết không ủng hộ Philippines, vụ kiện sẽ phải đi đến một Uy ban hòa giải, dẫn đến một quá trình lâu dài và kết quả là không có tính ràng buộc về mặt pháp lý.

Philippines hiểu rõ điều này và rất khôn ngoan khi không đưa ra các vấn đề hoạch định ranh giới các vùng biển mà đưa các vấn đề sau: Một, đề nghị tòa trọng tài đưa ra phán quyết xác nhận đường ranh giới "đường 9 đoạn" (hay còn gọi là đường chữ U, đường lưỡi bò) là vi phạm UNCLOS 1982. Hai, việc Trung Quốc xây dựng công trình trên các bãi, vỉa đá ngầm trong phạm vi 200 hải lý của Philippines đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines trên thềm lục địa hay không. Ba, các luật nội địa Trung Quốc đưa ra (như cấm đánh bắt hải sản hàng năm) trên Biển Đông đã vi phạm UNCLOS. Bốn, việc Trung Quốc đã cản trở Philippines thực thi quyền lợi trong các vùng biển của mình cũng như ở các bãi, vỉa đá ngầm và vùng biển xung quanh đã vi phạm UNCLOS.

Hành động nguy hiểm của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mới đây có thể sẽ là chất xúc tác quan trọng để tòa án trọng tài đưa ra những phán quyết có lợi cho Philippines, bởi vì rất khó có thể tưởng tượng được tòa án trọng tài sẽ đưa ra quyết định ngược lại trước những hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông, nơi có vị trí địa chiến lược không chỉ với khu vực mà cả quốc tế. Tuy nhiên, trước nhiều ý kiến lo ngại Trung Quốc phớt lờ phán quyết bất lợi cho họ, luật sư Paul Reichler (Mỹ) cho rằng trong hơn 95% các vụ kiện trước các tòa án quốc tế, các nước đều tuân thủ phán quyết dù không hài lòng. Có ít nhất hai lý do để các nước phải tuân thủ. Thứ nhất là uy tín và ảnh hưởng kèm theo. Thứ hai là các nước hiểu rằng tồn tại trong một hệ thống dựa trên các quy tắc sẽ có lợi cho họ.


Nếu những yếu tố này giúp phán quyết của tòa án có lợi cho Philippines, nó sẽ là một thảm họa đối với những tuyên bố chủ quyền đầy tham vọng nhưng mơ hồ của Trung Quốc. Hơn nữa, phán quyết đó sẽ tạo ra một sự ràng buộc pháp lý đối với Bắc Kinh, điều này sẽ góp phần mang lại sự ổn định và an ninh trong khu vực. Trong trường hợp trọng tài phán quyết có lợi cho Philippines mà phía Trung Quốc vẫn kiên quyết không công nhận, Bắc Kinh sẽ bị mang tiếng là kẻ kích động sự bất ổn, đối đầu và đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông, sử dụng sức mạnh cơ bắp để áp đặt ý chí của mình đối với các quốc gia ven biển khác.


Công Thuận (Manilatimes)
Trung Quốc 'thừa nước đục thả câu' ở Biển Đông thế nào?
Trung Quốc 'thừa nước đục thả câu' ở Biển Đông thế nào?

Có lẽ một số nội dung trong cuốn "Mao Trạch Đông ngữ lục" không còn phù hợp với Bắc Kinh hiện nay, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như vẫn vận dụng tốt câu cách ngôn "Thừa nước đục thả câu".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN