Rô bốt DNA tiêu diệt tế bào ung thư

Ngày 22/2, tạp chí "Khoa học" nổi tiếng của Mỹ cho biết các nhà khoa học Trường Đại học Harvard (Mỹ) đã chế tạo thành công rôbốt hoàn toàn từ các sợi DNA. Rô bốt đặc biệt này được lập trình để có thể nhận các lệnh tìm và mang các kháng thể đến để tiêu diệt các tế bào bị bệnh trong cơ thể con người.

DNA là Deoxyribonucleic acid chứa các thông tin di truyền để phát triển và thực hiện chức năng của các tế bào sống. Rôbốt DNA hình vỏ trai và có kích thước nano vô cùng nhỏ có thể tiếp nhận các kháng thể của hệ miễn dịch khiến các tế bào bị bệnh tự huỷ diệt.

Các nhà khoa học trường Đại học Harvard cho biết bước thử nghiệm sắp tới sẽ được tiến hành trên động vật. Rôbốt DNA được điều chỉnh để kéo dài thời gian vận hành trong máu nhằm định vị các tế bào ung thư. Khi mọi tế bào ung thư được phát hiện hoặc bị tiêu diệt hoặc được lập trình lại như tế bào thường, bệnh ung thư sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Ý tưởng rôbốt DNA mô phỏng hoạt động của tế bào miễn dịch trong cơ thể người.

Các tế bào này nhận diện virút hoặc các kẻ xâm lấn lạ và tấn công tiêu diệt. Rôbốt DNA với khả năng tương tự có thể mở đường phát triển các liệu pháp điều trị mới chống bệnh ung thư mà không tác động đến các tế bào lành của cơ thể người. Ngoài bệnh ung thư, rôbốt DNA có thể được sử dụng trong điều trị bệnh tự miễn dịch vì chúng có thể được lập trình tìm các tế bào miễn dịch tấn công lầm trong cơ thể con người và lập trình lại các tế bào miễn dịch này.

TTXVN/ Tin Tức
Rôbốt trông trẻ
Rôbốt trông trẻ

Tập đoàn viễn thông KT của Hàn Quốc vừa cho ra mắt một loại rôbốt có tên gọi là Kibot với khả năng đọc sách, hát và nói chuyện với trẻ nhỏ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN