Phòng chống vi phạm nồng độ cồn khi lái xe-Bài 2: Phạt nặng để góp phần thay đổi ý thức

Phần lớn các nước đều coi việc điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia quá mức cho phép là một loại tội phạm với những chế tài xử phạt nặng để ngăn chặn.

Tại nhiều nước, người đã uống rượu bia lái xe còn bị tước bằng lái vĩnh viễn hoặc thậm chí ngồi tù.

Quy định xử phạt lái xe sau khi uống rượu bia ở Đức rất nghiêm khắc. Người vi phạm không những bị phạt nặng về tiền mà còn bị thu bằng, ít thì 1 tháng, nhiều thì 5 năm, thậm chí suốt đời trong trường hợp số điểm lỗi đạt tới ngưỡng 8 điểm. Luật ở Đức cho phép người điều khiển ô tô có nồng độ cồn trong máu không vượt quá 0,5 phần nghìn với điều kiện không có biểu hiện bất thường và không gây nguy hiểm khi lái xe. 

Luật mới từ 1/1/2020 quy định nếu lái xe có nồng độ cồn vượt quá mức 0,5 sẽ bị phạt tiền 500 euro, bị 2 điểm lỗi và cấm lái xe 1 tháng; vi phạm lần hai và lần ba sẽ bị phạt từ 1.000-1500 euro, 2 điểm lỗi và cấm lái xe 3 tháng. Các trường hợp có biểu hiện gây nguy hiểm khi lái xe, dù nồng độ chỉ từ mức 0,3, cũng sẽ bị phạt tiền, thu bằng lái, bị 3 điểm lỗi và chịu các hình phạt khác tùy theo mức độ vi phạm. Với những lái xe mới có bằng (thời gian thử thách kéo dài 2 năm), người chưa đủ 21 tuổi hoặc lái xe chuyên nghiệp bị cấm hoàn toàn rượu bia. Những trường hợp lái xe có nồng độ cồn từ mức 1,6 trở lên (có bang quy định từ mức 1,1) sẽ phải qua kiểm tra y tế, tâm lý và thử phản ứng trước khi đủ điều kiện lấy lại bằng lái. 

Việc quản lý hệ thống điểm lỗi và quy định mức xử phạt nghiêm khắc đối với lái xe uống rượu bia tham gia giao thông đã góp phần giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông do rượu bia. Số người thiệt mạng do tai nạn giao thông liên quan rượu bia cũng giảm mạnh, từ trên 1.100 trường hợp năm 1998 xuống gần 250 người năm 2018. Con số nạn nhân này thậm chí vẫn có thể giảm hơn nữa nếu Đức xem xét lại quy định hiện hành cho phép lái xe có nồng độ cồn không vượt quá 0,5mg. 

Vụ lái xe uống rượu (nồng độ cồn lên tới 1,97 mg) gây tai nạn nghiêm trọng vừa qua ở Italy, làm 7 người Đức thiệt mạng đã làm dấy lên những tranh cãi ở Đức về mức giới hạn cho phép nồng độ cồn nêu trên. Đa số người dân, cảnh sát và các tổ chức công đoàn đều ủng hộ việc cấm hoàn toàn sử dụng rượu bia khi lái xe, cho rằng cần triển khai xử phạt nặng hơn nữa để những “ma men” không có cơ hội cầm vô lăng, không còn gây ra những nguy hiểm cho cộng đồng và xã hội.

Anh là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có luật về cấm điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng bia rượu (từ năm 1872). Các quy định về hạn chế, xác định, xử phạt đối với tình trạng uống rượu lái xe tại Anh được cập nhật, sửa đổi và bổ sung liên tục gần như hằng năm, giúp nước Anh có hệ thống luật pháp và quy định rất chặt chẽ, nghiêm khắc và bài bản nhằm giảm thiểu tình trạng uống rượu lái xe. 

Mỗi khu vực ở Anh lại có quy định khác nhau về nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển phương tiện giao thông. Tại các xứ England và Wales, giới hạn nồng độ cồn cho lái xe là 80mg/100ml máu, 35mg/100ml hơi thở hoặc 107mg/100ml nước tiểu. Tiêu chuẩn tại Scotland thì cao hơn, tương đương với hầu hết các nước châu Âu cũng như trên thế giới, ở mức chỉ cần 50mg cồn trong 100ml máu là đã vi phạm.

Trung bình mỗi năm tại Anh có trên 85.000 lượt lái xe bị xử lý và truy tố vì vi phạm quy định về uống rượu lái xe. Chỉ cần bị kết luận lái xe hoặc tìm cách lái xe khi có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép là người sử dụng và điều khiển phương tiện giao thông tại Anh có thể phải ngồi tù đến 6 tháng, bị phạt tiền lên đến 5.000 bảng (gần 6.500 USD), và bị treo bằng lái ít nhất 1 năm (có thể tăng lên 3 năm nếu vi phạm hai lần trong vòng 10 năm). Những người bị nghi sử dụng bia rượu khi đang lái xe nhưng “ngoan cố” không chịu cung cấp mẫu thử nồng độ cồn trong máu, hơi thở và nước tiểu, cũng phải đối mặt với mức phạt nghiêm khắc giống như trên. Còn đối với các trường hợp gây tai nạn chết người do lái xe trong tình trạng say rượu, người vi phạm có thể phải chịu án tù lên đến khung cao nhất là 14 năm, bị phạt tiền không giới hạn và bị cấm lái xe trong vòng ít nhất 2 năm. Ngay cả khi muốn lái xe trở lại thì cũng phải vượt qua một kỳ thi cấp bằng đặc biệt dành cho những người đã có lý lịch “bất hảo” về uống rượu lái xe. 

Tại Nam Phi, theo quy định hiện hành, các tài xế bị phát hiện có nồng độ cồn từ 0,05 milligam/lít khí thở trở lên sau khi gây tai nạn có thể phải ngồi tù tới 6 năm và nộp phạt một khoản tiền ít nhất là 120.000 Rand (tương đương 200 triệu VND). Ngoài ra, tên người vi phạm sẽ bị cho vào sổ đen của cảnh sát và đây sẽ được xem là một tình tiết tăng nặng cho những lần vi phạm sau.

Chính phủ Singapore đã trình dự luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) nhằm tăng khung hình phạt đối với các trường hợp uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông, trong đó đặc biệt là đề xuất cấm lái xe trọn đời và tăng gấp đôi thời gian ngồi tù đối với các trường hợp lái xe tái phạm do uống rượu bia. Hiện tại, những người bị kết án có thể phải ngồi tù tới 6 tháng hoặc bị phạt từ 1.000 đến 5.000 đôla Singapore (tương đương khoảng từ 17,2 triệu-86 triệu đồng) cho lần vi phạm đầu tiên. Đối với lần vi phạm thứ hai, họ có thể bị bỏ tù tối đa 1 năm và bị phạt từ 3.000 đến 10.000 đôla Singapore. Họ cũng sẽ phải đối mặt với việc không đủ điều kiện lái xe trong ít nhất 1 năm.

Trong các sửa đổi được đề xuất, những người vi phạm lần đầu sẽ phải đối mặt với án tù 1 năm hoặc bị phạt từ 2.000 đến 10.000 đôla Singapore và bị tạm tước bằng lái xe trong ít nhất 2 năm. Giấy phép lái xe của họ cũng sẽ bị đình chỉ ngay lập tức, để ngăn chặn hành vi lái xe vô trách nhiệm cho đến khi tòa án đưa ra phán quyết. Nếu vi phạm lần thứ hai, họ sẽ phải đối mặt với án tù 2 năm và bị phạt từ 5.000 đến 20.000 đôla Singapore, cũng như đối mặt với lệnh cấm lái xe trong ít nhất 5 năm. Đối với các lần vi phạm tiếp theo, họ sẽ bị cấm lái xe suốt đời. 

Thái Lan cũng siết chặt quy định về vấn đề này, theo đó những người điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng say rượu sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt 60.000 baht (khoảng 1.984 USD) hoặc 6 tháng tù giam hoặc cả hai mức phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Luật Giao thông đường bộ sửa đổi của Hàn Quốc, có hiệu lực từ giữa năm ngoái, đã siết chặt tiêu chuẩn giám sát hành vi uống rượu lái xe, theo đó nếu nồng độ cồn trong máu của tài xế trên 0,03% thì sẽ bị treo bằng lái (thay vì 0,05% như trước). Tiêu chí hủy bằng lái là nồng độ cồn trên 0,08%, thay vì 0,1%. Viện Kiểm sát Hàn Quốc cũng siết chặt tiêu chuẩn kết án trong các vụ tai nạn do tài xế uống rượu lái xe gây ra, nâng mức án phạt cao nhất lên thành tù chung thân. Nếu tài xế có nồng độ cồn trong máu trên 0,08% rồi lái xe đâm chết người, hoặc gây thương tích nặng thì Viện Kiểm sát sẽ tiến hành điều tra bắt giam. Đặc biệt, Viện Kiểm sát Hàn Quốc sẽ đệ trình tòa án nước này ban hành lệnh bắt giam đối với tất cả các trường hợp uống rượu lái xe đâm chết người rồi bỏ trốn. Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng tăng mức xử phạt các tài xế bị phát hiện uống rượu lái xe trên hai lần trong 10 năm.

Sau khi quy định mới được áp dụng, số vụ tai nạn do hành vi uống rượu lái xe ở Hàn Quốc đã giảm từ bình quân 40,9 vụ/ngày xuống còn 28,6 vụ/ngày, tức giảm 30,1%. Số trường hợp tử vong giảm từ bình quân 0,7 người/ngày xuống 0,2 người/ngày, giảm tới 71,4%. Số người bị thương giảm còn bình quân 43,3 người/ngày, giảm 33,9%. Số trường hợp uống rượu lái xe ghi giảm 11,4%. Đặc biệt, tại thành phố Gwangju, số vụ tai nạn đã giảm tới 53,3%, tại tỉnh Bắc Chungcheong giảm 50%.

Bang New South Wales của Australia áp dụng hình thức xử phạt treo bằng lái xe đối với những lái xe uống rượu, ngay cả khi nồng độ cồn ở mức thấp nhất. Các tài xế bị phát hiện có nồng độ cồn từ 0,05 milligam/lít khí thở trở lên sẽ ngay lập tức bị treo bằng lái trong 3 tháng và nộp phạt 561 AUD (tương đương khoảng 9 triệu đồn

Bài cuối: Nâng cao hiệu quả ngăn chặn 

TTXVN/Báo Tin tức
Phòng chống vi phạm nồng độ cồn khi lái xe - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả ngăn chặn
Phòng chống vi phạm nồng độ cồn khi lái xe - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả ngăn chặn

Bên cạnh việc tăng cường chế tài xử phạt, các nước cũng áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa như đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến quy định pháp luật, lan tỏa các thông điệp để tăng cường ý thức cho người dân, hạn chế việc sử dụng rượu bia hay có nhiều hình thức để người lái xe lựa chọn nếu muốn di chuyển khi đã uống rượu bia.  

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN