Ông Kim Jong Un có thực sự định tấn công đảo Guam?

Sau khi tiết lộ kế hoạch tấn công Guam bằng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên bất ngờ gọi các Đại sứ Ji Jae-ryong, Ja Song-nam và Kim Hyong-jun về nước tham gia cuộc họp. Nhưng những động thái bất ngờ của Bình Nhưỡng vẫn chưa dừng lại.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Reuters/KCNA

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA ngày 15/8 cho biết nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un đã nghe báo cáo về kế hoạch tấn công tên lửa gần đảo Guam, lãnh thổ Mỹ ở Thái Bình Dương.

Ông Kim Jong Un nói thêm rằng Mỹ nên có “lựa chọn đúng” để ngăn chặn xung đột giữa hai quốc gia. Ông cũng ra lệnh cho các tướng lĩnh chuẩn bị tấn công nếu cần thiết. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un nói ông sẽ quan sát những hành động của Mỹ trước khi đưa ra quyết định tấn công.

"Mỹ, nước đầu tiên mang nhiều trang thiết bị hạt nhân chiến lược đến gần chúng ta, trước hết nên đưa ra quyết định đúng đắn và thông qua hành động để cho thấy liệu họ có muốn xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và ngăn chặn một cuộc xung đột quân sự nguy hiểm hay không", bản tin của KCNA dẫn tuyên bố của ông Kim Jong Un.

Cuộc chiến những ngôn từ cứng rắn giữa Mỹ và Triều Tiên đã tiếp tục leo thang nghiêm trọng. Hồi đầu tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng trút "biển lửa và sự cuồng nộ" lên Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có các hành vi đe dọa Washington và các đồng minh. Triều Tiên đã đáp trả bằng lời đe dọa nghiêm trọng nhất: Triều Tiên đã cảnh báo lên kế hoạch tấn công đảo Guam bằng 4 quả tên lửa tầm trung.

Sau khi tiết lộ kế hoạch tấn công Guam bằng tên lửa đạn đạo, Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc Ji Jae-ryong, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Triều Tiên ở Liên hợp quốc Ja Song-nam và Đại sứ Triều Tiên tại Nga Kim Hyong-jun đã được triệu tập về nước và đều nằm trong danh sách tham dự cuộc họp ở Bình Nhưỡng do nhà lãnh đạo Kim Jong-un tổ chức. Cuộc họp lần này gây chú ý vì nó diễn ra khi căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đạt đỉnh điểm.


Thống đốc đảo Guam Eddie Baza Calvo cho hay Triều Tiên đã đe dọa tấn công Guam 3 lần kể từ năm 2013, và ông cảm thấy “an toàn” cũng như “tự tin” về an ninh của hòn đảo này với sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump.

Đảo Guam có dân số khoảng 162.000 người, là nơi có 2 căn cứ quân sự của Mỹ cùng 6.000 binh sĩ đồn trú.

Trần Minh/Báo Tin Tức
Đâu là lý do thực sự khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa chiến tranh với Triều Tiên?
Đâu là lý do thực sự khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa chiến tranh với Triều Tiên?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột coi Triều Tiên là vấn đề đối ngoại ưu tiên hàng đầu khiến dư luận thắc mắc về lý do thực sự của nó. Tiếp đó, sự xuất hiện của hàng loạt ngôn từ mạnh mẽ, nhất là sau khi Bình Nhưỡng đe dọa tấn công đảo Guam bằng tên lửa đạn đạo càng khiến thắc mắc này rộ lên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN