Núi lửa Anak Krakatau tại Indonesia phun trào

Nhà chức trách Indonesia cho biết sáng 28/11, núi lửa Anak Krakatau tại eo biển Sunda của Indonesia đã phun trào và tạo ra cột tro bụi cao khoảng 1km.

Chú thích ảnh
Núi lửa Anak Krakatau tại Indonesia phun trào ngày 24/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Quan chức phụ trách trạm quan sát núi lửa, ông Anggi Nuryo Saputro cho biết đợt phun trào xảy ra vào lúc 6h29 sáng và kéo dài trong 130 giây, với cột tro dày có màu xám đen bay về phía Bắc. 

Kể từ khi xuất hiện vào tháng 6/1927, hoạt động của núi lửa Anak Krakatau không ngừng gia tăng, khiến thân núi to và cao hơn cao tới 157 m so với mực nước biển. Hoạt động này có xu hướng tăng mạnh kể từ tháng 4/2022, khiến mức độ nguy hiểm của ngọn núi tăng lên cấp cao nhất là cấp 3.

Năm 2018, núi lửa Anak Krakatau phun trào và gây ra trận sóng thần làm 400 người thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa.

Thúc Anh  (TTXVN)
Núi lửa phun dung nham đỏ rực giữa tuyết trắng
Núi lửa phun dung nham đỏ rực giữa tuyết trắng

Hãng tin thông tấn Reuters (Anh) ngày 25/11 đã đăng tải video ghi lại cảnh núi Etna phun dung nham. Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia Đài quan sát Etna đã đưa ra cảnh báo bay đồng thời cho biết thêm Sân bay Quốc tế Vincenzo Bellini ở Catania (Italy) vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi hoạt động của núi lửa Etna. Etna là ngọn núi lửa đang hoạt động cao nhất ở châu Âu với 3.329 m. Ngoài ra, Etna còn lọt vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN