Nông dân Trung Quốc 'hốt bạc' nhờ các ứng dụng chia sẻ video

“Bạn muốn thử một miếng không?” người nuôi ong Ma Gongzuo nói, mắt nhìn vào ống kính điện thoại của một người bạn, trước khi cắn miếng sáp ong màu hổ phách hấp dẫn. 

Chú thích ảnh
Ma Gongzuo cầm trên tay miếng sáp ong đang chảy mật bắt mắt. Ảnh: AFP

Đoạn clip này được anh Ma chia sẻ với 737.000 người theo dõi trên Douyin – phiên bản Trung Quốc của ứng dụng chia sẻ video Tiktok nổi tiếng có trên 400 triệu người dùng ở nước này. Douyin đã biến Ma trở thành “ngôi sao” mạng xã hội. 

Theo hãng thông tấn AFP, quay video đã trở thành một chiến lược bán hàng phổ biến của nông dân ở Trung Quốc. Những đoạn clip cho khách hàng được tận mắt thấy nguồn gốc của sản phẩm cũng như mở ra một khung cửa sổ giới thiệu về đời sống nông thôn lôi cuốn trí tưởng tượng của người xem. Đối với nhiều nhà nông, chia sẻ clip đã giúp họ tìm ra cách để thoát nghèo. 

“Mọi người đều nói tôi chẳng làm nên trò trống gì”, người đàn ông 31 tuổi kể về ngày anh trở về quê sau khi kinh doanh quần áo trên mạng thất bại. Ma nói thêm: “Họ nói chúng tôi chỉ có thể thoát khỏi nghèo đói nếu chúng tôi chịu khó học tập và kiếm được việc làm trên thành phố”.                

Hiện tại, Ma lái xe ô tô BMW trị giá hơn 2 tỷ đồng và đã kiếm đủ tiềm để mua nhà cũng như giúp đỡ bố mẹ cùng dân làm phát triển kinh tế.       

“Tôi chia sẻ về cuộc sống”

Năm 2015, Ma Gongzuo tiếp quản nghề sản xuất mật ong của gia đình ở một vùng đồi núi thuộc tỉnh Chiết Giang. Và nhờ các ứng dụng thương mại điện tử, thu nhập bình quân mỗi năm gần 1 triệu Nhân dân tệ (hơn 3 tỷ đồng). Tuy nhiên, doanh thu bắt đầu đình đốn. 

Do vậy, tháng 11/2018, với sự giúp đỡ của bạn bè trong làng, anh bắt đầu đăng video giới thiệu về cuộc sống tại nông trại. Họ quay anh mở thùng lấy mật xung quanh đầy những con ong nhỏ vo ve, ngực trần bơi trên sông hay đốn củi. “Tôi chưa từng quảng cáo bán sản phẩm. Tôi chỉ chia sẻ về cuộc sống thường ngày và quang cảnh vùng thôn quê. Đó chính là thứ hấp dẫn mọi người”, Ma nói. 

Tất nhiên, nhiều người đã liên lạc với Ma để mua mật ong. Giống phần lớn giao dịch ở Trung Quốc nơi tiền mặt ngày càng ít phổ biến, các đơn đặt hàng mật ong được thanh toán qua ứng dụng như WeChat hay AliPay. Nam thanh niên cho biết anh hiện bán được 2 – 3 triệu Nhân dân tệ tiền mật ong mỗi năm, cùng với khoai lang sấy dẻo và đường nâu. 

Anh kể: “Khi tôi còn nhỏ, gia đình chúng tôi rất nghèo. Ở trường, tôi từng ngưỡng mộ lũ bạn được nhiều lì xì dịp Tết bởi vì tôi chẳng có cái nào. Dùng Douyin đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi có thể mua cho gia đình thứ họ cần. Tôi cũng giúp dân làng bán nông sản”. 

“Đó là sự tiến bộ”

Tại Trung Quốc, khoảng 847 triệu người truy cập Internet qua điện thoại thông minh nên các ứng dụng trực tuyến đã đóng vai trò quan trọng trong thành công của chàng thanh niên Ma Gongzuo. Cha của anh, ông Ma Jianchun vui vẻ nói: “Đó là sự tiến bộ. Người già cả như chúng tôi rất ấn tượng. Với số tiền kiếm được, chúng đã có thể sửa sang nhà cửa”. 

Trung Quốc là thị trường phát video trực truyến lớn nhất thế giới theo thống kê của hãng kiểm toán Mỹ Deloitte. Tham gia vào xu hướng trên, công ty mẹ của ứng dụng Douyin là ByteDate cho biết đã tổ chức tập huấn 26.000 nông dân về cách làm video. Bên cạnh đó, ở Trung Quốc còn có các nền tảng chia sẻ video thịnh hành tương tự như Kuaishou và Yizhibo.

Năm 2019, Taobao, ứng dụng thương mại điện tử lớn nhất quốc gia châu Á này và do tập đoàn Alibaba sở hữu, đã triển khai dự án hướng dẫn người nông dân cách phát livestream để giúp họ tăng thu nhập. 

Theo số liệu của chính phủ, số người sống dưới mức đói nghèo ở nông thôn Trung Quốc đã giảm đáng kể - từ 700 triệu năm 1978 còn 16,6 triệu người năm 2018. Tuy nhiên, việc giảm dân số ở vùng nông thôn vẫn tiếp diễn do người dân tiếp tục lên thành phố lớn tìm công việc thù lao hậu hĩnh hơn. 

Ma Gongzuo – người sở hữu tấm bằng đại học – giải thích: “Chúng tôi muốn làm ví dụ để giới trẻ thấy hoàn toàn có thể xây dựng một doanh nghiệp và kiếm tiền tại vùng nông thôn. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm người quay trở về quê hương”. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức
'Miếng bánh lớn' thị trường xe tự lái Trung Quốc
'Miếng bánh lớn' thị trường xe tự lái Trung Quốc

Từ vận hành thử nghiệm trên các con đường nội bộ tới việc vận chuyển hành khách ở các thành phố, lĩnh vực xe tự lái ở Trung Quốc đã có bước tiến lớn trong năm 2019, thu hút ngày càng nhiều hãng chế tạo xe nước ngoài tới để chia sẻ "miếng bánh" này. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN