Những chính trị gia nổi tiếng vẫn giữ im lặng trước vụ truy tố cựu Tổng thống Trump

Sau khi đại bồi thẩm đoàn quận Mahattan quyết định truy tố cựu Tổng thống Donald Trump, các đảng viên Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Mỹ đều vội vàng đưa ra quan điểm của họ đối với vụ việc chưa từng có tiền lệ này.

Trong khi các nghị sĩ Đảng Dân chủ phần lớn ca ngợi vụ truy tố là một chiến thắng của công lý, thì hầu hết các đảng viên Cộng hòa lại lên án cáo buộc đó là “lạm dụng quyền lực chưa từng có” và “mang động cơ chính trị”.

Tuy nhiên, một số nhân vật nổi tiếng trên chính truờng Mỹ vẫn giữ im lặng trước sự kiện gây chấn động này.

Chú thích ảnh
Từ trái qua: Tổng thống Mỹ Joe Biden, lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell, cựu Hạ nghị sĩ Liz Cheney và cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie. Ảnh: AP

Mitch McConnell

Lãnh đạo phe thiểu số Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell, người có mối quan hệ gập ghềnh với ông Trump trong nhiều năm qua, vẫn chưa lên tiếng về bản cáo trạng nhằm vào cựu tổng thống này. 

Ông McConnell dường như đã không bình luận gì về vụ việc này trước khi chính thức có quyết định truy tố, vì ông Trump đã dấy lên đồn đoán vào đầu tháng trước rằng ông sẽ bị bắt.

Thượng nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa đã duy trì đường lối thận trọng khi nói đến cựu Tổng thống Donald Trump. Ông đa phần giữ im lặng trước các cuộc tấn công thường xuyên của ông Trump.

John Thune

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Thune cũng không đưa ra suy nghĩ của mình về vụ việc, trước hoặc sau khi tin tức về quyết định truy tố được đưa ra.

Giống như ông McConnell, ông Thune cũng giữ khoảng cách với cựu tổng thống này. Tháng 12/2022, ông Thune cho biết ông hy vọng đảng Cộng hòa sẽ có "những lựa chọn khác" trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 ngoài ông Trump.

Kristi Noem

Thống đốc Nam Dakota Kristi Noem, một người ủng hộ lâu năm của ông Trump, đã được coi là một ứng cử viên tiềm năng trong cuộc bầu cử năm 2024 và là ứng cử viên phó tổng thống tiềm năng của cựu tổng thống Trump. 

Tuy nhiên, bà Noem, người vẫn chưa đưa ra ý kiến của mình về bản cáo trạng, cũng đã chỉ trích nhẹ ông Trump trong những tháng gần đây. Cuối năm ngoái, bà gợi ý rằng ông Trump không đại diện cho “cơ hội tốt nhất” của Đảng Cộng hòa trong mùa bầu cử năm 2024.

Liz Cheney

Cựu Hạ nghị sĩ Liz Cheney đã thẳng thắn chỉ trích ông Donald Trump sau vụ bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1/2021. Bà cũng là một trong hai thành viên Đảng Cộng hòa duy nhất trong ủy ban điều tra vụ bạo loạn.

Bà Cheney đã tiếp tục chỉ trích ông Trump và các đảng viên Cộng hòa khác kể từ khi bị khai trừ khỏi đảng vào năm ngoái, nhưng bà vẫn lên tiếng về vụ truy tố liên quan đến vai trò của ông Trump trong cáo buộc dùng tiền “bịt miệng” nữ diễn viên khiêu dâm Stormy Dianels năm 2016. 

Chris Christie

Cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie, vốn là một đồng minh rồi chuyển sang chỉ trích ông Trump, vẫn chưa bình luận về bản cáo trạng chính thức. Tuy nhiên, bà đã đặt câu hỏi về các quyền ưu tiên của Chánh biện lý quận Manhattan Alvin Bragg vào tháng trước, khi các cáo buộc sắp xảy ra.

Bà Christie từng nói với phóng viên Brian Kilmeade của Fox News: “Tôi không nghĩ đây là tội ác của thế kỷ, và chắc chắn đây không phải là một vụ án sẽ cải thiện cuộc sống hàng ngày của người dân Manhattan”.

Larry Hogan

Là chính trị gia có xu hướng phản đối ông Trump, cựu Thống đốc bang Maryland, Larry Hogan đã không bình luận gì về bê bối pháp lý mới nhất của ông Trump. 

Ông Hogan từng tuyên bố không bỏ phiếu cho ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020. Gần đây, ông cũng loại trừ khả năng ra vận động tranh cử nhằm tranh giành sự đề cử của Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, sau đó ông nói rằng ông sẽ xem xét đại diện cho bên thứ ba trong cuộc đua vào Nhà Trắng mùa mới.

Tổng thống Biden

Tổng thống Joe Biden đã kiên quyết đứng ngoài các cuộc thảo luận về vụ truy tố mang tính lịch sử nhằm vào ông Trump.

“Tôi không có bình luận gì về ông Trump”, ông Biden trả lời các phóng viên ngày 31/3. 

Đối mặt với vô số câu hỏi dồn dập của các phóng viên, một lần nữa ông Biden khẳng định: “Tôi sẽ không nói về vụ truy tố ông Trump”. 

Hillary Clinton

Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng giữ im lặng trước bản cáo trạng của cựu tổng thống liên quan đến cuộc chạy đua tranh cử của bà và ông Trump năm 2016.

Cuộc điều tra cáo buộc đội ngũ của ông Trump đưa tiền cho diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels năm 2016 đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận và giới chính trị gia Mỹ. Ông Trump đã trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị truy tố hình sự trong khi kết quả các cuộc thăm dò gần đây đều cho thấy ông đang dẫn đầu trước các đối thủ tiềm năng khác cho vị trí ứng viên đề cử của đảng Cộng hòa.

Vụ án này có thể khiến ông Trump phải hầu tòa vào giữa thời điểm tiến hành chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, hoặc thậm chí sau Ngày bầu cử. Nếu tái đắc cử tổng thống, ông Trump sẽ không nắm giữ quyền tự ân xá cho mình trước các cáo buộc của nhà nước.

Đức Trí/Báo Tin tức (Theo The Hill)
Vị thẩm phán nhiều 'duyên nợ' sẽ xét xử cựu Tổng thống Trump
Vị thẩm phán nhiều 'duyên nợ' sẽ xét xử cựu Tổng thống Trump

Khi ông Donald Trump bước vào phòng xử án ở New York vào ngày 4/4, ông sẽ đối mặt với một vị thẩm phán dày dạn kinh nghiệm, và không xa lạ gì với "quỹ đạo" của vị cựu tổng thống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN