Nga thừa nhận kinh tế có thể bị ảnh hưởng từ đòn trừng phạt mới

Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev đã cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Moskva, liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế vốn đang trì trệ của nước này.

Trong một phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya ngày 28/6, Bộ trưởng Ulyukayev nêu rõ Nga đã chuẩn bị sẵn 3 kịch bản trong trường hợp EU áp đặt các biện pháp trừng phạt mới - được cảnh báo là sẽ nặng nề hơn những lệnh trừng phạt trước đó. Theo ông Ulyukayev, trong trường hợp tồi tệ nhất, "mức tăng trưởng kinh tế sẽ giảm nghiêm trọng xuống mức tiêu cực. Tỷ lệ đầu tư sẽ giảm mạnh, lợi tức giảm, lạm phát tăng, dự trữ nhà nước thu hẹp...".

Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev. Ảnh: AFP/TTXVN


Tuyên bố trên được Bộ trưởng Ulyukayev đưa ra sau khi tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels (Bỉ) ngày 27/6, các lãnh đạo khối này quyết định cho Nga thời hạn 3 ngày (đến 30/6) để thông qua các "biện pháp cụ thể giảm căng thẳng" tại Ukraine, nếu không sẽ bị áp đặt các biện pháp trừng phạt mới.

Cũng trong ngày 28/6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cáo buộc Mỹ khuyến khích Ukraine thách thức Moskva và can dự sâu sắc vào EU. Phát biểu trên truyền hình, Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ "các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi vẫn muốn thúc ép giới lãnh đạo Ukraine đi vào con đường đối đầu". Theo ông Lavrov, cơ hội giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine có thể cao hơn nếu nước này chỉ dựa vào Nga và châu Âu.

Ông Lavrov cũng thừa nhận rằng Nga có một số ảnh hưởng với lực lượng đòi liên bang hóa ở miền Đông Ukraine, viện dẫn việc lực lượng này thả 4 quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sau nhiều tuần bắt giữ, song khẳng định rằng ảnh hưởng của Moskva là hạn chế. Hiện lực lượng đòi ly khai nói trên vẫn đang giam giữ 4 quan sát viên khác của OSCE, song một thủ lĩnh của lực lượng này hôm 27/6 đã cam kết sẽ trả tự do cho con tin "vào một ngày gần nhất".

Sau cuộc đàm phán ngày 27/6 tại thành phố Donesk với nhóm trung gian hòa giải gồm đại diện của chính quyền Kiev là cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma, Đại sứ Nga và một phái viên của OSCE, thủ lĩnh lực lượng ly khai Alexander Borodai đã cam kết tuân thủ việc kéo dài lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, ông bác bỏ yêu cầu của các nhà lãnh đạo EU đòi họ rút khỏi 3 trạm kiểm soát biên giới với Nga mà lực lượng đòi ly khai đã chiếm được, nhưng mời OSCE cử quan sát viên tới các cửa khẩu và bất kỳ khu vực nào khác ở miền Đông.


TTXVN/Tin tức

Pháo kích từ Ukraine rơi vào lãnh thổ Nga
Pháo kích từ Ukraine rơi vào lãnh thổ Nga

3 quả đạn pháo do binh sĩ Ukraine bắn đi đã rơi trúng một trạm hải quan và một số khu dân cư nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN