Nền kinh tế lớn nhất EU có thể suy thoái vì chính sách áp trần giá dầu Nga

Trả lời phỏng vấn nhật báo Izvestia, ông Klaus Ernst, nhà lập pháp tại Quốc hội Liên bang Đức cho biết việc áp giá trần đối với dầu Nga có thể đẩy giá dầu thô trên thị trường toàn cầu lên cao hơn nữa. 

Chú thích ảnh
Một trạm xăng ở Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

Ông Ernst cảnh báo biện pháp giới hạn giá dầu, cũng như chiến lược của Berlin nhằm loại bỏ nguồn năng lượng của Nga nói chung, sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Đức và thậm chí có thể dẫn đến suy thoái trong tương lai.

Bình luận về vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream, ông Klaus Ernst - hiện giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Năng lượng - cho biết: "Kết quả điều tra của Cảnh sát Liên bang Đức và các cuộc điều tra ở các quốc gia khác vẫn được giữ bí mật. Với tôi, cáo buộc cho rằng chính Nga đã cho nổ tung các dự án đó là vô lý”. 

Đối với việc đặt ra trần giá dầu là 60 USD/ thùng, ông Ernst đã tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của giới hạn này. Bởi lẽ, nếu lệnh giới hạn làm giảm nguồn cung thì giá dầu sẽ ngay lập tức tăng lên.

Nhà lập pháp này còn cho biết thêm rằng chính phủ Nga đã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, trong đó có mua tàu chở dầu để phá giá trần. Theo ông, tất cả những chính sách trừng phạt cùng với tẩy chay sản phẩm dầu mỏ và khí đốt của Nga đều sẽ dẫn đến giá năng lượng tăng vọt trên toàn cầu mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cuộc xung đột quân sự ở Ukraine sẽ kết thúc.

Đức Trí/Báo Tin tức
Áp trần giá dầu Nga: Bước đi có thể lệch đường ray
Áp trần giá dầu Nga: Bước đi có thể lệch đường ray

Ngày 5/12, Liên minh châu Âu (EU), Australia và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô Nga nhập khẩu bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng. Tuy nhiên, những tính toán giữa hai bờ Đại Tây Dương và cách mà Nga ứng xử với biện pháp trừng phạt mới này có thể dẫn vấn đề phát triển theo hướng khác.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN