Mỹ thu hồi quy chế coi Nga là nền kinh tế thị trường

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 10/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo thu hồi quy chế coi Nga là một nền kinh tế thị trường và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Chú thích ảnh
Trạm nén khí PJSC Slavyanskaya của Tập đoàn Gazprom, điểm khởi nguồn của hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 2, tại Ust-Luga (Nga). Ảnh: Bloomberg/TTXVN

Theo thông báo từ Bộ Thương mại Mỹ, với quyết định mới, Washington có thể áp dụng toàn diện và đầy đủ luật chống bán phá giá với hàng hóa Nga. 

Mỹ bắt đầu coi Nga là nền kinh tế thị trường từ 20 năm trước, động thái góp phần mở đường cho Moskva gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2012.

Năm ngoái, Văn phòng Thương mại Mỹ tại Nga từng cho biết Moskva có thể khiếu nại lên WTO để phản đối bất kỳ quyết định nào về việc dỡ bỏ quy chế coi Nga là nền kinh tế thị trường.

Cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ cho phép các thực thể nước này tiếp tục thực hiện các giao dịch liên quan năng lượng với các thực thể Nga, trong đó có ngân hàng Sberbank, VTB Bank và Alfa-Bank, đến hết ngày 14/5/2023. Trong thông báo đăng trên trang web chính thức, Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ gia hạn cấp phép giao dịch sau khi giấy phép hết hạn vào tháng tới.

Liên quan đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, ngày 10/11, Văn phòng Thực thi trừng phạt tài chính của Bộ Tài chính Anh (OSFI) cho biết nước này đã phong tỏa 18,39 tỷ bảng Anh (21 tỷ USD) tài sản của Nga trong giai đoạn từ tháng 2 - 10/2022 liên quan cuộc xung đột Ukraine. Số liệu trên tăng mạnh so với mức giá trị tài sản của Nga bị Anh phong tỏa tính đến tháng 9/2021 - ở thời điểm đó, lượng tài sản của Nga bị phong tỏa được ước tính là 44,5 triệu bảng Anh. OFSI cũng đã bổ sung 1.271 cá nhân người Nga vào danh sách trừng phạt trong thời gian từ 22/2 - 24/8.

Duy Trinh-Lê Ánh (TTXVN)
Mỹ thử tên lửa phóng từ 'thùng hàng' ở Bắc cực nhằm răn đe Nga
Mỹ thử tên lửa phóng từ 'thùng hàng' ở Bắc cực nhằm răn đe Nga

Quân đội Mỹ tiến hành thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa phóng từ thùng hàng Rapid Dragon đặt trên máy bay vận tải. Cuộc thử nghiệm diễn ra trên bầu trời Vòng Bắc Cực, được cho là nhằm răn đe Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN