Mỹ đưa tên lửa Patriot áp sát, Nga phô diễn sức mạnh tổ hợp ‘Dấu chấm hết’

Không rõ động thái này có phải nhằm đáp trả việc Lầu Năm góc lần đầu tiên đưa hệ thống tên lửa phòng không Patriot tới gần biên giới Nga hay không, nhưng một lần nữa cho thấy sức mạnh đáng gờm của quân đội Nga.

Phóng tên lửa Tochka-U.

Theo Đài Sputnik, tổ hợp tên lửa chiến dịch chiến thuật Tochka (có nghĩa là ‘Dấu chấm hết’) là một tổ hợp tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn có từ thời Liên Xô cũ, được thiết kế để tấn công chính xác vào các mục tiêu chiến lược của kẻ thù như cơ sở lưu trữ, sân bay quân sự, nơi tập trung binh sĩ… Phiên bản hiện đại nhất Tochka-U có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, vũ khí sinh hóa học và có tầm bắn tối đa là 185km.

 

Hôm 10/7 vừa qua, quân đội Nga đã tổ chức buổi luyện tập phóng tên lửa Tochka-U tại bãi phóng Kapustin Yar ở vùng Astrakhan. Video do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp sau đó cho thấy hơn 500 binh sĩ Nga đã góp mặt trong buổi luyện tập này và tên lửa Tochka-U được phóng đi từ xe tự hành 9P12.


Ngoài ra, theo Pravda, Nga sẵn sàng cho việc sản xuất hai vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp trong chiến tranh là: tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat và đoàn tàu Barguzin có thể mang 6 tên lửa hạt nhân thế hệ mới, được mệnh danh là "đoàn tàu tử thần" và như nguồn tin của tờ National Interest hồi tháng 3/2017, Nga có kế hoạch thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ đoàn tàu Barguzin vào năm 2019.


Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Reuters

Trong một diễn biến khác, quân đội Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới Litva để tham gia tập trận “Tobruq Legacy 2017” với sự hiện diện của khoảng 500 binh sĩ gồm cả lực lượng thuộc quân đội Anh, Latvia và Ba Lan.

 
Đài RT của Nga nhận định đây là lần đầu tiên hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot được chuyển tới vùng Baltic, giữa thời điểm Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gia tăng hiện diện quân sự tại khu vực. Trong khi đó, Moskva đã nhiều lần chỉ trích việc NATO gia tăng lực lượng dọc biên giới nước này và coi đây là mối đe dọa an ninh quốc gia.


Hồng Hà/Báo Tin Tức
Chuyên gia quân sự Nga: THAAD có thể phá vỡ sự ổn định chiến lược
Chuyên gia quân sự Nga: THAAD có thể phá vỡ sự ổn định chiến lược

Trước việc Mỹ đã thử nghiệm thành công Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) chống tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), gây ra mối lo ngại cho Trung Quốc và Nga, giáo sư của Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga, chuyên gia quân sự Vladimir Kozin đã đưa ra nhận định rằng khả năng và số lượng của các THAAD có thể phá vỡ sự ổn định chiến lược, cho dù chúng được bố trí ở đâu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN