Lĩnh vực giáo dục dành cho người cao tuổi ngày càng phát triển tại Trung Quốc

Dân số già hóa của Trung Quốc đã trở thành thị trường nhiều tiềm năng và tăng trưởng mạnh cho các công ty chuyên mở lớp học về hoạt động giải trí cho người cao tuổi tầng lớp trung lưu.

Chú thích ảnh
Người cao tuổi nghỉ ngơi tại một công viên ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Trong thập niên tới, khoảng 300 triệu người Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn nghỉ hưu, tương đương với dân số của Mỹ. Ngoài ra, Euromonitor ước tính đến năm 2040, khoảng 50% người trên 65 tuổi của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sống ở Trung Quốc.

Tờ China Daily dẫn ước tính của Liên hợp quốc và các học giả Trung Quốc cho biết, dân số cao tuổi tại nước này sẽ tiếp tục gia tăng trong 30 năm tới. Sau năm 2054, dân số trên 60 tuổi tại Trung Quốc sẽ là hơn 500 triệu người và trên 65 tuổi là hơn 400 triệu người. Thay đổi nhân khẩu học này sẽ tác động mạnh đến phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc.

Trong bối cảnh khủng hoảng nhân khẩu học đe dọa cơ sở sản xuất, ngân sách nhà nước và các nỗ lực xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc, một số nhà đầu tư lại nhìn thấy thị trường mới tiềm năng.

Đã có nhiều tấm gương về doanh nghiệp gặt hái "trái ngọt" khi kinh doanh trong lĩnh vực này. Ví dụ như công ty Mama Sunset chuyên về các lớp học cho người cao tuổi đã mở được 5 trung tâm tại Bắc Kinh kể từ khi thành lập vào tháng 4/2023.

Công ty tư vấn Frost & Sullivan (Mỹ) dự đoán thị trường giáo dục dành cho người cao tuổi Trung Quốc đến năm 2027 sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 34% với 120,9 tỷ nhân dân tệ. Trong khi đó, con số này của năm 2022 là 28 tỷ nhân dân tệ.

Quantasing, nền tảng trực tuyến về lớp học cho người cao tuổi tại Trung Quốc, dự kiến thuê thêm giáo viên về thái cực quyền và đông y, đồng thời bổ sung thêm chương trình về rèn luyện trí nhớ và chỉnh video cho các lớp học hiện nay. Trong năm 2023, số người gia đăng ký sử dụng Quantasing đã tăng 44,6% so với năm trước đó, đạt 112,4 triệu người. Giám đốc Quantasing Matt Peng chia sẻ: “Đây thực sự là ngành đang ở thuở bình minh”.

Theo Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc, "kinh tế đầu bạc" của nước này đang ở mức khoảng 7.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc. Tuy nhiên, dự kiến đến năm 2035, nền kinh tế này ở Trung Quốc sẽ tăng lên 30.000 tỷ nhân dân tệ.

Chính phủ Trung Quốc vào tháng 1 còn thông báo về ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính đối với các sản phẩm và dịch vụ cho người cao tuổi. Thủ tướng Lý Cường trong tháng 3 đã cam kết thực hiện các nỗ lực sâu hơn để phát triển “kinh tế đầu bạc”.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Chinadaily, TIME)
Kinh tế Trung Quốc có thêm tín hiệu tích cực
Kinh tế Trung Quốc có thêm tín hiệu tích cực

Ngày 18/3, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố một loạt báo cáo kinh tế, phản ánh những dấu hiệu tăng trưởng tích cực của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN