Làn sóng đình công lan rộng tại Brazil

*Sinh viên Chilê chiếm giữ trường học đòi cải cách giáo dục

 

 

Bên cạnh tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sụt giảm, chính phủ của Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang phải đối mặt với làm sóng đình công lớn đầu tiên xảy ra trong lĩnh vực công.

 

Liên đoàn lao động lĩnh vực công liên bang (Condsef) ngày 13/8 nhận định tình hình hiện nay tại quốc gia Nam Mỹ này thực sự là một cuộc tổng đình công.

 

Tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 350.000 trong tổng số 500.000 người lao động trong lĩnh vực này nghỉ việc với lý do lương quá thấp và không tương xứng với giá trị lao động. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ cho biết chỉ có khoảng 80.000 người tham gia cuộc đình công này.

 

Cuộc đình công được phát động lần đầu tiên bởi các giảng viên đại học hồi tháng Năm giờ đã lan sang các lĩnh vực công khác và bắt đầu gây tác động.

 

Cuối tuần trước, cuộc đình công của nhân viên cảnh sát liên bang đã gây ra sự hỗn loạn, tắc nghẽn tại sân bay và ga tàu. Tiếp đó, các nhà xuất khẩu cũng chịu tổn thất do hàng hóa bị dồn ứ do thanh tra y tế không làm việc. Giờ đây đến lượt nhân viên trong ngành tòa án đình công.

 

Tuy nhiên, trước trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng hơn 5% và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể chưa đến 2%, chính phủ của Tổng thống Rousseff không thể giải quyết được yêu sách tăng lương của những nhân viên làm việc trong lĩnh vực công.

 

Chi tiêu công hiện được ưu tiên vào lĩnh vực đầu tư sản xuất, xây dựng hạ tầng và hỗ trợ các ngành công nghiệp và người tiêu dùng.

 

*Trong khi đó, tại Chile (Chilê), sau nhiều tháng biểu tình phản đối chính sách thu phí giáo dục tăng cao, ngày 13/8, đoàn sinh viên nước này đã chiếm giữ hai trường học tại thủ đô Santiago (Xantiagô), động thái mới nhất nhằm thu hút sự chú ý của dư luận đối với yêu sách của họ.

 

Làn sóng biểu tình của sinh viên Chile kéo dài từ năm ngoái với yêu cầu miễn phí đào tạo hệ đại học và chính phủ phải trực tiếp giám sát hệ thống giáo dục công.

Sinh viên biểu tình tại thủ đô Santiago, Chile kêu gọi cải cách giáo dục vào tháng 10 năm ngoái. Nguồn: Internet.



Tuần trước các nhà chức trách đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đoàn sinh viên biểu tình đốt 3 xe buýt trong thành phố.

 

Thị trưởng thành phố Santiago, Pablo Zalaquett đã lên án những hành động trên của sinh viên và yêu cầu những sinh viên có liên quan đến các cuộc biểu tình không được phép nhận học bổng của chính phủ.

 

Những người biểu tình kêu gọi cuộc biểu tình qui mô lớn hơn từ ngày 23 đến 28/8 tới.




TTXVN/ Tin Tức

Biểu tình lớn phản đối điện hạt nhân ở Nhật Bản
Biểu tình lớn phản đối điện hạt nhân ở Nhật Bản

Ngày 16/7, một cuộc biểu tình lớn với tên gọi "Cuộc tập hợp 10 vạn người tiễn biệt các nhà máy điện hạt nhân" đã thu hút khoảng 170.000 người đến công viên Yoyogi ở Tokyo để yêu cầu chính phủ loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN