Kiev và phe ly khai đồng ý không để Ukraine chia cắt

Quốc hội Ukraine mới đây đã thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp do Tổng thống Petro Poroshenko đệ trình với hy vọng bước đi này sẽ chấm dứt tình cảnh xung đột tàn phá miền Đông từ tháng 2/2014 đến nay. Tiến trình hướng tới một giải pháp hòa bình theo tinh thần Thỏa thuận Minsk-2 đang được thúc đẩy từng bước, khi cả Kiev và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông đều hướng về điểm cân bằng liên quan đến quy chế cho khu vực này.

Quốc hội Ukraine họp thông qua việc trao thêm quyền tự trị cho miền Đông ngày 16/7. Ảnh: AFP/TTXVN


Các sửa đổi này chưa thể thỏa mãn tất cả các yêu sách mà phe ly khai đưa ra ở thời điểm sơ khai - họ muốn kiểm soát biên giới, có quyền phủ quyết các chính sách đối ngoại liên quan đến việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thế nhưng những giải pháp về trao quyền độc lập trên một loạt các vấn đề ở miền Đông như ngôn ngữ, bầu cử địa phương, hợp tác kiểm soát biên giới với Nga sẽ là bước khởi đầu đưa tới ổn định cho Ukraine, dù Kiev thừa biết đây là việc làm “đau đớn”.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đích thân tham dự phiên bỏ phiếu tại Quốc hội Ukraine và bà nói rằng kết quả này cho thấy Kiev đang “làm tốt công việc”, tuân thủ Thỏa thuận Minsk. Sự hiện diện của bà Nuland tại phiên họp chứng tỏ Mỹ hoàn toàn ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp, dù nhiều người Ukraine nghi ngờ Washington đã ngầm đạt thỏa thuận với Moskva, hy sinh Ukraine để đổi lấy thỏa thuận hạt nhân Iran – cáo buộc mà bà Nuland cho là “hiếu chiến”. Phản ứng của châu Âu cũng giống Mỹ: Cả Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đều hối thúc ông Poroshenko chấp thuận trao “tự trị một phần” cho Donetsk và Lugansk. Ở một chiều hướng khác, nước Nga giờ cũng ít nói về đề xuất Liên bang hóa Ukraine như là cách để chấm dứt xung đột ở Donbass.

Các thủ lĩnh ly khai Alexander Zakharchenko và Igor Plotnisky của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) tự xưng hồi đầu tháng này tuyên bố sẽ tiến hành cuộc bầu cử địa phương lần lượt vào các ngày 18/10 và 1/11 tới. Cả hai nhân vật này đều có gắng tạo dựng hình thái “tự trị khu vực” kiểu sự đã rồi và không chờ cho đến khi Kiev hoàn tất trách nhiệm quy định tại Thỏa thuận Minsk. Bằng cách này hay cách khác, DPR và LPR rồi sẽ cùng tìm kiếm biện pháp đòi độc lập. Mỹ, Pháp, Đức và cả Nga hiện đều đứng cùng một mặt trận liên quan đến tự trị cho Donbass. Trong khi Quốc hội, Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk mới đang chậm chạp bắt quen với diễn biến thực tế, các điều khoản Thỏa thuận Minsk và những hệ quả của việc mất Donbass.

Quân đội Ukraine sẽ bắt đầu rút vũ khí nòng dưới 100 ly khỏi khu vực xung đột ở miền Đông từ đầu tháng 8. Ảnh: AFP



Dù Kiev do dự và đôi khi phản đối Donbass tự quản, nhưng thực tế là ông Poroshenko và Yatsenyuk chẳng có chọn lựa nào khác ngoài việc chấp thuận các tỉnh miền Đông được hưởng quy chế tự trị khu vực. Theo thỏa thuận ký kết tại Minsk và Luật về quy chế tự trị tạm thời cho Donetsk và Lugansk được ban hành tháng 9/2014, Quốc hội Ukraine phải thông qua các điều khoản về quyền tự trị cho miền Đông, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bùng phát xung đột, khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Tương lai kinh tế Ukraine phụ thuộc vào việc giữ miền Đông vẫn nằm trong vòng quản lý của Kiev. Donetsk là khu vực đông dân cư nhất ở Ukraine và từng là vùng thịnh vượng nhất. Cả vùng Donbass (gồm Donetsk và Lugansk) có quy mô dân số 6 triệu người, chiếm 17% GDP và 23% sản lượng công nghiệp của cả nước. Ngành công nghiệp chế biến thép ở Donbass phụ thuộc phần lớn vào nguồn than chất lượng cao nhập từ Nga, cùng với quặng sắt đến từ các tỉnh miền Tây Ukraine. Than đá khai thác ở khu vực này cũng được tiêu thụ mạnh ở miền Tây. Muốn hay không, Ukraine phải thống nhất về mặt kinh tế, dù có thể còn bất nhất về chính trị.

Xung đột đã đóng băng sản xuất công nghiệp tại Donbass, buộc Kiev phải tìm kiếm hỗ trợ khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và nước ngoài. Giới tài trợ quốc tế nói rõ rằng duy trì sự thống nhất lãnh thổ từ miền Tây tới miền Đông là điều kiện tiên quyết để Ukraine có thể tiếp cận được trợ giúp tài chính. Các tỉnh miền Đông hay miền Tây hiện đều không thể tự mình trụ vững về mặt kinh tế - đó là thực tế. Một Ukraine chia cắt sẽ đẩy cả hai phía phụ thuộc nhiều vào bên ngoài: Một bên bám vào EU, Mỹ, IMF và bên kia hướng sang Nga. Cả Kiev và quân ly khai đều không muốn điều đó xảy ra. Thỏa hiệp là cần thiết để duy trì sự sống cho kinh tế Ukraine - một thực tế mà lãnh đạo Kiev và thủ lĩnh miền Đông giờ mới bắt đầu nhận ra.
Hoài Thanh (The Hill)
Ukraine thiết lập vùng đệm tại Donbass
Ukraine thiết lập vùng đệm tại Donbass

Bộ Tư lệnh chiến dịch chống khủng bố (ATO) của Ukraine ra thông báo các bĩnh sĩ tại Donbass đã bắt đầu lập các vùng đệm ở khu vực xung đột này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN