Giá nông sản thế giới đảo chiều đi lên

Hầu hết các thị trường hàng hóa thế giới trong tuần qua đều diễn biến theo xu hướng chung là giảm mạnh trong nhiều phiên và bật tăng trở lại vào cuối tuần. Thị trường nông sản cũng không phải là một ngoại lệ, khi liên tiếp các mặt hàng như cacao và cà phê đều lần lượt ghi nhận các mức giá thấp kỷ lục vào giữa tuần, song lại bất ngờ giành lại đà tăng vào phiên giao dịch chốt tuần.


Giá cà phê tại hai thị trường Anh và Mỹ biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần qua.


Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/5, tại sàn giao dịch nông sản ICE- NYBOT (New York), giá cacao giao tháng 7/2012 tăng nhẹ 5 USD (0,24%), lên mức 2.110 USD/tấn, song vẫn giảm so với mức chốt của tuần trước đó là 2.273 USD/tấn . Giá của loại nông sản này đã có lúc giamr 19 USD (0,9%), xuống mức 2.105 USD/tấn vào ngày giao dịch 24/5, đánh dấu mức giá thấp nhất kể từ ngày 11/4. Tuy nhiên, sau đó chính xu hướng "săn" hàng giá hời của giới đầu tư đã đẩy giá cacao phục hồi.


Trong khi đó, giá cà phê tại hai thị trường Anh và Mỹ lại biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần. Theo chân đà giảm giá của một số loại hàng hóa khác, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2012 tại thị trường New York tiếp tục giảm xuống còn 167,5 xu Mỹ/pound (1 pound= 0,454 kg), so với mức tương ứng sau khi khép lại tuần trước đó là 179,95 xu Mỹ/pound.


Tuy nhiên, giá cà phê Robusta giao cùng kỳ hạn tại sàn giao dịch LIFFE của Anh lại đảo chiều tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2010, nhờ hoạt động đầu cơ hàng giá rẻ diễn ra sôi động. Chốt phiên này, cà phê Robusta giao tháng 7/2012 tăng lên 2.240 USD/tấn, so với mức 2.197 USD/tấn một tuần trước đó.


Theo thông báo mới đây của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Côlômbia, Juan Camilo Restrepo, sản lượng cà phê của nước này đã liên tục giảm đáng kể trong 4 năm trở lại đây, từ 12 triệu bao xuống còn 8 triệu bao mỗi năm (1 bao=60 kg), và hiện chỉ đứng thứ tư thế giới, sau Inđônêxia, Việt Nam và Braxin, quốc gia hiện vẫn đang dẫn đầu với sản lượng ước tính khoảng 55,3 triệu bao trong niên vụ 2010-2011.


Thông tin này có thể tác động tới giá cà phê thế giới trong giai đoạn tới do xuất hiện những lo ngại về sự sụt giảm nguồn cung. Cũng theo ông Restrepo, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, khách hàng sẽ không còn sự lựa chọn nào khác là phải thay đổi thói quen thưởng thức cà phê Côlômbia nổi tiếng bằng hương vị cà phê của các nước khác.


Xét tới thị trường cao su thế giới trong tuần qua, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm tại Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, là tác nhân chính khiến mặt hàng này liên tục mất giá. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (25/5), giá cao su tại thị trường Malaixia đã hạ xuống còn 318,45 xu Mỹ/kg, so với mức chốt của tuần trước đó là 326,25 xu Mỹ/kg.


Tuy nhiên, việc Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử sẽ phải nhập khẩu cao su để hoàn thành các đơn đặt hàng, giữa lúc nguồn cung trong nước đang khan hiếm bởi tình trạng mưa thất thường, lại đẩy giá cao su tăng vọt lên mức sát 400 xu Mỹ (279,9 yên)/kg tại thị trường Nhật Bản, tăng 10 yên so với mức giá cuối cùng của tuần trước nữa.


Các thương gia và các quan chức trong ngành cao su Thái Lan dự đoán giá cao su sẽ ổn định trong những tuần tới nhờ sự can thiệp của Chính phủ và hoạt động mua vào cao su từ sàn TOCOM (Nhật Bản) của các nhà xuất khẩu nước này.


Minh Trang (Tổng hợp)


Giá cà phê có thể sụt 23% vào năm tới

Theo Illycaffe SpA, giá cà phê chè (arabica) có thể giảm tới 23% vào năm tới do Braxin, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, đang đón chờ một vụ cà phê bội thu. Theo đó, giá cà phê chè sẽ hạ xuống 1,8-2 USD/lb (1 lb = 0,454 kg).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN