Foodpanda xác nhận tình trạng sa thải hàng loạt, tương lai nào cho ứng dụng giao đồ ăn lớn nhất châu Á?

Dịch vụ giao đồ ăn có trụ sợ tại Singapore, Foodpanda ngày 22/9 đã xác nhận với báo giới rằng họ đang tiến hành đợt sa thải mới để đáp ứng với nhu cầu tinh giản bộ máy và phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

Theo các phương tiện truyền thông, đây là đợt sa thải thứ ba của Foodpanda kể từ khi cắt giảm việc làm vào tháng 2 và tháng 9 năm ngoái trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp khó khăn. Grab và Deliveroo cũng đã giảm số lượng nhân sự trong năm nay.

Chú thích ảnh
Food panda. Ảnh minh họa

Foodpanda cho biết đã áp dụng một số biện pháp bao gồm xem xét cơ cấu tổ chức ở cả tầm quốc gia và khu vực cũng như chuyển đổi công năng các phòng ban để có sự nhất quán và tập trung hơn.

“Ưu tiên của công ty chúng tôi lúc này là trở nên tinh gọn hơn, hiệu quả hơn và thậm chí linh hoạt hơn. Để làm được điều này, chúng tôi cần hợp lý hóa hoạt động để có thể áp dụng việc tái cấu trúc trong thời gian tới”, Jakob Sebastian Angele, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Foodpanda, chia sẻ trong một bức tâm thư gửi tới các nhân viên của mình.

Chú thích ảnh
Foodpand không đề cập đến số lượng nhân viên cũng như phòng ban bị cắt giảm trong đợt này
Ảnh: Business World Online 

Ông Angele nói rằng các biện pháp tái cấu trúc chưa mang lại hiệu quả và công ty cần làm nhiều hơn.

Việc sa thải diễn ra trong bối cảnh công ty mẹ của Foodpanda là Delivery Hero AG đang thảo luận sơ bộ với những bên mua tiềm năng về việc bán một phần hoạt động kinh doanh giao đồ ăn ở Đông Nam Á.

Trước đó, hôm 20/9, hãng truyền thông Đức WirtschaftsWoche đưa tin rằng Delivery Hero đang bán hoạt động của mình dưới thương hiệu Foodpanda tại Singapore, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Lào. Trước đó, cuối năm 2021, Foodpanda thông báo giảm quy mô hoạt động tại Đức và rời khỏi thị trường Nhật Bản.  

 

Chú thích ảnh
Các nhân viên giao hàng của Food Panda. Ảnh: Rappier

Truyền thông Đức cũng cho biết, đối thủ Grab có thể là người mua. Tuy nhiên, Grab từ chối bình luận về vấn đề này.

“Các đối thủ của Grab dù là Gojek hay Foodpanda đều đang mất thị phần. Grab đang giành được thị phần trong việc giao hàng từ Foodpanda”, Sachin Mittal, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu truyền thông và công nghệ tại Ngân hàng DBS nhận định.

Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu công nghệ Momentum Works, Grab là công ty dẫn đầu thị trường giao đồ ăn ở Đông Nam Á, nắm giữ 54% tổng giá trị hàng hóa của khu vực vào năm 2022, trong khi Foodpanda chiếm 19% và Gojek nắm giữ 12%.

Những ứng dụng giao đồ ăn đang cố gắng duy trì hoạt động trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Grab đã cắt giảm chi phí trong vài quý vừa qua khi công ty tập trung vào lợi nhuận.

Delivery Hero vẫn chưa có lãi kể từ khi thành lập vào năm 2011. Trong nửa đầu năm 2023, Delivery Hero báo lỗ ròng 832,3 triệu euro (886,9 triệu USD), so với khoản lỗ 1,495 tỷ euro một năm trước đó.

Jonathan Woo, nhà phân tích cấp cao tại Phillip Securities Research, chia sẻ việc Foodpanda có khả năng bán thị phần Đông Nam Á là “sự hợp nhất thị trường điển hình sau sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là khi việc giám sát lợi nhuận.

Chú thích ảnh
Nguồn ảnh: Compare Hero

Woo nhận định rằng: “Chỉ một số công ty trên thị trường – Grab, GoTo – ở Đông Nam Á có thể mua lại Foodpanda”, đồng thời nói thêm rằng việc mua lại như vậy sẽ "mang lại lợi ích vượt trội cho Grab”, ứng dụng này vốn đã có vị thế vững chắc hơn trong khu vực so với GoTo hay Deliveroo.

Nhật Linh (CNBC)
GrabFood thử nghiệm tính năng 'Lựa chọn giao hàng' giúp tiết kiệm cho người dùng
GrabFood thử nghiệm tính năng 'Lựa chọn giao hàng' giúp tiết kiệm cho người dùng

Với tính năng “Lựa chọn giao hàng”, người dùng Grab tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng khi đặt đơn hàng GrabFood có thể lựa chọn hình thức giao hàng phù hợp với nhu cầu, đồng thời có thể tiết kiệm chi phí, đồng thời các đối tác tài xế sẽ có thêm nhiều đơn hàng để gia tăng thu nhập.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN