EU và Trung Quốc bên bờ vực chiến tranh thương mại

Cuộc "khẩu chiến" giữa các bộ trưởng thương mại Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc xung quanh việc trợ cấp cho sản phẩm công nghệ cao ngày càng thêm căng thẳng trong bối cảnh tranh cãi giữa hai bên có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến thương mại.

 

EU và Trung Quốc đang bên bờ vực chiến tranh thương mại.       Ảnh: Internet

 

 

Phát biểu bên lề cuộc họp với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh ở Brúcxen (Bỉ), Ủy viên Thương mại EU Karel De Gucht cho biết cả hai bên đang nỗ lực cùng giải quyết vấn đề, nếu không, sẽ phải đưa ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Tuy nhiên, sau đó ông De Gucht nói rằng ông không có ý định đề cập tới vai trò trọng tài của WTO, mà trong phạm vi quyền hạn của mình, EU có thể áp dụng các Công cụ bảo hộ mậu dịch (TDIs) để ngăn chặn những gì mà họ cho là có trợ cấp không công bằng.

 

Theo ông Karel , nếu áp dụng TDIs, EU sẽ hành động trên cơ sở luật pháp và những chứng cứ rõ ràng.

 

Phản ứng lại tuyên bố của ông Gucht , Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh cảnh báo rằng trong thời kỳ khủng hoảng, các bên cần tránh lạm dụng những công cụ bảo hộ mậu dịch.

 

Ông nhấn mạnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã nhất trí sẽ không đưa ra bất cứ biện pháp hạn chế mậu dịch mới nào, và cách thức giải quyết những khác biệt là thảo luận một cách hòa bình trước khi "tiểu sự biến thành đại sự".

 

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của EU, nhưng lại là đối tác xuất khẩu lớn nhất vào thị trường châu Âu.

 

Ông Trần Đức Minh cam kết Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu từ châu Âu để cân đối mậu dịch song phương trong bối cảnh Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) đang đối mặt với khủng hoảng nợ công.

 

Tranh cãi giữa hai bên bắt nguồn từ những cáo buộc rằng Trung Quốc trợ cấp cho các tập đoàn viễn thông Huawei và ZTE để có thể bán phá giá trước các đối thủ cạnh tranh châu Âu.

 

Tuy nhiên, theo một nhà ngoại giao EU, vấn đề này có thể nhạy cảm đối với Đức liên quan tới tập đoàn Siemens. Ông Trần Đức Minh nhấn mạnh rằng liên doanh Nokia-Siemens hiện đang chiếm một thị phần rất lớn ở Trung Quốc.

 

TTXVN/Tin tức


 

Trung Quốc - Siêu cường sức mạnh mềm đầu tiên của thế giới
Trung Quốc - Siêu cường sức mạnh mềm đầu tiên của thế giới

Hơn 20 năm kể từ khi Liên Xô tan rã và sau khi thế giới trải qua giai đoạn "đơn cực" do Mỹ đứng đầu, Trung Quốc đang dần nổi lên thành siêu cường mới nhất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN