EU khó tìm được nguồn thay thế khí đốt Nga trong ngắn hạn

Báo Le Monde của Pháp cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thay thế các sản phẩm hydrocacbon của Nga, đặc biệt là khí đốt.

Chú thích ảnh
Hệ thống van tại mỏ khí đốt Gremikhinskoye, Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN

Báo Le Monde giải thích rằng trong nỗ lực ngừng mua hydrocacbon của Nga, các nước châu Âu phải đối mặt trở ngại lớn khi không thể nhanh chóng thay đổi trật tự về nguồn cung cấp trong lĩnh vực dầu khí.

Các nước EU đã mua dầu và khí đốt từ một số nguồn khác ngoài Nga như Na Uy, Hà Lan, Algeria. Tuy vậy, vì sản lượng còn hạn chế nên các nước này khó có thể thay thế hoàn toàn nguồn cung khí đốt của Nga trong những năm tới.

Tờ báo ngoại giao của Pháp cũng nhấn mạnh rằng các nhà sản xuất khác như Nigeria hay Angola có vị trí địa lý xa xôi và không ổn định về năng lực sản xuất nên chưa thể trở thành một nguồn thay thế đáng tin cậy thay cho Nga.

Algeria đang phải vật lộn để đạt được mục tiêu về sản lượng phù hợp với lệnh hạn chế của tổ chức OPEC+. Trong khi đó, Libya vẫn chịu ảnh hưởng bởi xung đột nên hoạt động sản xuất dầu khí liên tục bị gián đoạn.

Mặt khác, dù Algeria và Ai Cập đều có khả năng dự trữ để vận chuyển khí đốt tới EU trong tương lai gần, nhưng họ dường như không muốn triển khai để tránh gây ảnh hưởng xấu đến mối quan với Nga. Bởi lẽ, Algeria cần mua vũ khí của Nga trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Morocco, trong khi Cairo đang lo lắng về vấn đề an ninh lương thực và cụ thể là nguồn cung lúa mì từ Nga.

Tờ báo tin rằng chiến lược khả thi duy nhất của EU sẽ là hợp tác chặt chẽ giữa các nước thành viên hoặc quản lý tập trung hoàn toàn các nguồn năng lượng. Tuy nhiên, điều đó sẽ đi ngược lại chính sách dài hạn của Brussels về tự do hóa thị trường năng lượng ở châu Âu.

Trong bối cảnh đó, Mỹ có thể tận dùng thời cơ này và cố gắng thay thế các sản phẩm hydrocacbon của Nga trên thị trường châu Âu. Để làm được như vậy, một số quốc gia EU sẽ phải mạnh tay rót ngân sách để xây dựng trạm trung chuyển khí đốt hóa lỏng LNG từ Mỹ.

Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Đức mất vai trò lãnh đạo EU vì xung đột Nga-Ukraine?
Đức mất vai trò lãnh đạo EU vì xung đột Nga-Ukraine?

Nước Đức đã nảy sinh vấn đề về uy tín kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, do quan hệ hợp tác với Moskva. Điều này có thể tác động đến cán cân quyền lực bên trong EU.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN