Đức chênh lệch giàu nghèo lớn nhất Eurozone

Viện Nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) ngày 26/2 công bố kết quả một cuộc nghiên cứu cho biết tình trạng chênh lệch giàu nghèo đang ngày một nới rộng ở nước này, đặc biệt trong những năm gần đây.

Theo DIW, không một nước nào trong số các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại có mức chênh lệch giàu nghèo lớn như ở Đức và đặc biệt tình trạng này đang ngày một nới rộng trong những năm gần đây. Trong khi tầng lớp giàu có nhất trong xã hội Đức sở hữu tối thiểu trung bình 800.000 euro/người, thì có tới 1/5 số người trưởng thành ở Đức không có tài sản riêng.

Tỷ lệ giàu nghèo ngày càng lớn ở Đức. Ảnh: DPA


Theo các số liệu nghiên cứu trong năm 2007 và 2012, chênh lệch giàu nghèo đã ngày một nới rộng hơn và có tới khoảng 2/3 số người thất nghiệp ở Đức không có tài sản tài chính hoặc trong tình trạng mắc nợ. Hồi năm 2002, người thất nghiệp còn sở hữu trung bình số tài sản trị giá khoảng 30.000 euro, song 10 năm sau, con số này tụt xuống chỉ còn khoảng 18.000 euro. Điều này một phần do những cải cách thị trường lao động, khiến người thất nghiệp ngày càng khó khăn hơn khi họ muốn giữ tài sản trong khi cũng muốn hưởng trợ cấp xã hội.


Hơn hai thập kỷ sau khi tái thống nhất, chênh lệch giàu nghèo giữa Đông và Tây Đức vẫn ở mức khá lớn. Theo kết quả nghiên cứu, người trưởng thành ở Tây Đức có trị giá tài sản trung bình 94.000 euro, trong khi bên Đông chỉ ở mức trung bình trên 41.000 euro. Trong năm 2012, người trưởng thành ở Đức có tổng tài sản thực trị giá 7,4 nghìn tỷ euro, trong đó, tài sản là đất cát hay bất động sản chiếm khoảng 5,1 nghìn tỷ euro.

Hệ số Gini biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập năm 2012 của Đức là 0,78, trong khi hệ số này ở Pháp là 0,68, Italy 0,61 và Slovakia 0,45. Kết quả nghiên cứu nêu trên là điều đáng chú ý trong xã hội Đức, bởi trong khi nền kinh tế đạt tăng trưởng, thị trường lao động ổn định, thì chênh lệch giàu-nghèo và phân phối thu nhập ở Đức lại ngày càng lớn như vậy.


Mạnh Hùng
Gia tăng nguy cơ giảm phát tại khu vực Eurozone
Gia tăng nguy cơ giảm phát tại khu vực Eurozone

Tỷ lệ lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đạt 0,8% trong tháng 12/2013. Con số này khiến người ta lo ngại Eurozone sẽ phải đối mặt với giảm phát và cũng tạo sức ép lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) để tiến hành các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN