Động lực để Nga thí điểm triển khai ngân hàng Hồi giáo

Nga sẽ triển khai ngân hàng Hồi giáo đầu tiên vào 1/9. Động thái này nằm trong chương trình thí điểm kéo dài hai năm.

Chú thích ảnh
Đồng xu ruble của Nga tại thủ đô Moskva. Ảnh: AFP/ TTXVN

Dân số Hồi giáo tại Nga khá lớn, ước tính lên tới 25 triệu người. Theo Aljazeera, các tổ chức tài chính Hồi giáo đã tồn tại ở Nga, nhưng đây là lần đầu tiên luật pháp nước này chính thức xác nhận việc ra mắt ngân hàng Hồi giáo.

Vào ngày 4/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật giới thiệu ngân hàng Hồi giáo. Chương trình thí điểm sẽ diễn ra ở 4 nước cộng hòa có đa số người dân theo đạo Hồi là Tatarstan, Bashkortostan, Chechnya và Dagestan, những khu vực có nhiều kinh nghiệm nhất về tài chính Hồi giáo.

Nếu chương trình thành công, quy định mới sẽ được triển khai tới những khu vực khác của Nga.

Điểm đặc biệt của ngân hàng Hồi giáo

Ngân hàng Hồi giáo hoạt động theo luật Hồi giáo Shariah trong đó cấm các giao dịch liên quan đến cho vay nặng lãi hoặc tính lãi. Trong khi tài chính thông thường dựa trên nợ, với khách hàng chịu mọi rủi ro và trách nhiệm pháp lý trong các giao dịch thì ngân hàng Hồi giáo dựa trên tài sản, với lợi nhuận và rủi ro được chia sẻ giữa tổ chức tài chính và khách hàng như một phần của quan hệ đối tác.

Bà Madina Kalimullina tại Hiệp hội các chuyên gia tài chính Hồi giáo Nga, đánh giá với Al Jazeera: “Không ngân hàng Hồi giáo nào có thể hưởng lợi từ các vấn đề tài chính và tình trạng mất khả năng thanh toán của khách hàng, điều thường xảy ra trong lĩnh vực tài chính thông thường. Tài chính Hồi giáo khuyến khích các mối quan hệ dựa trên quan hệ đối tác”.

Ngân hàng Hồi giáo cũng không tài trợ các lĩnh vực có hại cho xã hội như rượu, thuốc lá và cờ bạc. Bà Kalimullina bổ sung rằng một điểm khác biệt chính là ngân hàng Hồi giáo không cho phép đầu cơ tài chính, phái sinh tài chính hoặc “giao dịch không có tài sản thực”, điều trước đây đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Lý do Nga ra mắt ngân hàng Hồi giáo

Chú thích ảnh
Đồng ruble của Nga. Ảnh: AFP/ TTXVN

Theo Phó Chủ tịch cấp cao của ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank - ông Oleg Ganeev, khu vực ngân hàng Hồi giáo có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 40% và được cho là sẽ đạt giá trị 7,7 nghìn tỷ USD vào năm 2025.

Bà Diana Galeeva tại Đại học Oxford (Anh) đánh giá ngân hàng Hồi giáo là “sáng kiến được chờ đợi từ lâu” và đã được thảo luận ở Nga kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo bà Galeeva, lý do chính khiến nền kinh tế Nga vẫn kháng cự được các lệnh trừng phạt của phương Tây là nguồn thu từ năng lượng của nước này và “ngân hàng Hồi giáo sẽ có tác động trực tiếp rất nhỏ”. Nhưng bà Galeeva nhấn mạnh chương trình thí điểm kéo dài hai năm khiến “nền kinh tế Nga ngày càng hướng về phía Đông, vì mục đích chính là làm cho Nga trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài từ Trung Đông và các quốc gia khác với khung tài chính Shariah”.

Bà Kalimullina nhấn mạnh: “Nhóm đầu tiên được hưởng lợi từ thị trường mới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường thiếu vốn. Tài chính Hồi giáo thiên về tài trợ cho nền kinh tế thực với các sản phẩm kinh tế thực”.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Aljazeera)
Nga nhấn chìm nhiều phà để bảo vệ cầu Crimea
Nga nhấn chìm nhiều phà để bảo vệ cầu Crimea

Những bức ảnh vệ tinh gần đây chụp eo biển Kerch giữa bán đảo Crimea và Nga cho thấy lực lượng Nga đang nhấn chìm những chiếc phà quanh cầu Crimea, dường như để bảo vệ cầu khỏi bị xuồng không người lái của Ukraine tấn công.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN