Đại dịch COVID-19 bộc lộ những hạn chế trong hệ thống y tế của Canada

Nhiều người dân Canada cho rằng bất kể quyết định của WHO như thế nào đi nữa thì đại dịch COVID-19 cũng đã để lại "vết sẹo" lâu dài cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và vẫn là thách thức đối với sức khỏe cộng đồng trong nhiều năm tới.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Toronton, Canada. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu về đại dịch COVID-19, với những lý do như khả năng miễn dịch tăng lên, ít ca tử vọng hơn và các bệnh viện đã bắt đầu giảm bớt áp lực. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này đã làm lộ ra những lỗ hổng lớn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Canada và cần phải được giải quyết khẩn cấp.

Nhiều người dân Canada cho rằng bất kể quyết định của WHO như thế nào đi nữa thì đại dịch COVID-19 cũng đã để lại "vết sẹo" lâu dài cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và vẫn là thách thức đối với sức khỏe cộng đồng trong nhiều năm tới. COVID-19 đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong chăm sóc dài hạn ở các bệnh viện cần phải được giải quyết. Hệ thống chăm sóc sức khỏe cần phải được chú ý để đảm bảo khả năng đáp ứng tình trạng gia tăng đột biến. Ngoài ra, đại dịch này cũng cho thấy sự bất bình đẳng xã hội cơ bản xung quanh việc trả lương và nhận sự trong hệ thống y tế của Canada.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra cái chết của ít nhất 7 triệu người trên toàn thế giới và hơn 52.000 người ở Canada. Trong tuyên bố trên báo chí ngày 7/5, Cơ quan y tế công cộng Canada cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các tỉnh bang và vùng lãnh thổ để triển khai các biện pháp bền vững và lâu dài đối với việc tiếp tục xử lý COVID-19.

Số liệu gần đây nhất cho thấy số ca nhập viện ở Canada do COVID-19 vẫn ở mức cao, với 2.881 giường bệnh có bệnh nhân trên toàn quốc, mặc dù số lượng bệnh nhân liên tục giảm kể từ đầu năm và ít hơn nhiều sau với thời kỳ đại dịch. Khoảng hơn 77% người Canada trưởng thành và gần 90% thanh niên (từ 17 đến 24 tuổi) đã mắc COVID-19. Ngoài ra, khoảng 83% người Canada đã được tiêm ít nhất hai liều vaccine. Những điều này dẫn tới khả năng miễn dịch tốt hơn để có thể chống lại virus SARS-CoV-2 hiện vẫn đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số người nhất định chưa từng nhiễm bệnh hoặc chưa được tiêm phòng và điều này có nghĩa vẫn còn có một bộ phận dân số của Canada có khả năng phải nhập viện. Các chuyên gia cảnh báo rằng gánh nặng liên tục của COVID-19 đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ được cảm nhận trong nhiều năm tới.

Theo Giáo sư Dawn Bowdish thuộc Đại học McMaster, việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng, đặc biệt là ở những nhóm dân số dễ bị tổn thương, sẽ rất quan trọng trong tương lai. Giai đoạn khẩn cấp của đại dịch kết thúc không phải là điều bất ngờ, nhưng đó là một lời nhắc nhở về những thách thức mà người Canada đã trải qua. Khủng hoảng đã phơi bày những lỗ hổng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe mà chúng ta cần giải quyết nó một cách cấp bách.

Hà Linh (TTXVN)
Thay đổi lớn trong chính sách phòng, chống COVID-19 của Nhật Bản
Thay đổi lớn trong chính sách phòng, chống COVID-19 của Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 8/5, Nhật Bản chính thức giảm mức độ pháp lý của cảnh báo COVID-19 xuống ngang với bệnh cúm mùa và nới lỏng các quy định y tế chuyên sâu. Đây là sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của Nhật Bản sau 3 năm đối phó với COVID-19.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN