Có thể bạn chưa biết về nhóm G20

Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu thế giới (G20) được thành lập năm 1999 sau các cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập niên 90 ở châu Á và Nga.

Đây được coi là diễn đàn liên kết các nền kinh tế phát triển và mới nổi lên để đối phó với những thảm họa kinh tế toàn cầu và giúp các nền kinh tế mới nổi có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Ban đầu các cuộc họp của G20 chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp với sự tham gia của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương những nước này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo sau khi bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 7. Ảnh: AFP/TTXVN


G20 gồm 19 quốc gia: Argentina (Áchentina), Australia (Ôxtrâylia), Brazil (Braxin), Anh,  Canada (Canađa), Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia (Inđônêxia), Italy (Italia), Nhật Bản, Mexico (Mêhicô), Nga, Saudi Arabia (Arập Xêút), Nam Phi, Hàn Quốc, Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

G20 chiếm gần 90% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu, 80% thương mại thế giới và 2/3 số dân thế giới.

Các thành viên G20 thay nhau làm Chủ tịch luân phiên của nhóm.

Chủ tịch G20 năm 2011 là Pháp - đại diện cho Liên minh châu Âu. Chủ tịch G20 năm nay là Mexico, năm 2013 sẽ là Liên bang Nga. Lãnh đạo các thể chế tài chính đa phương như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế thường xuyên tham gia các cuộc họp thượng đỉnh G20.

Tháng 11/2008, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã chủ toạ Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên của G20 tại Washington (Oasinhtơn) nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ sự sụp đổ của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers ở Phố Wall.

Từ đó tới nay, các hội nghị thượng đỉnh G20 đã lần lượt diễn ra ở Luân Đôn (Anh), Pittsburgh (Mỹ), Toronto (Canada), Xơun (Hàn Quốc) và Cannes (Pháp).

Các hội nghị thượng đỉnh G20 cũng như hội nghị bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương các quốc gia thuộc nhóm này từ năm 2008 có vai trò quan trọng trong việc ổn định nền tài chính toàn cầu sau khủng hoảng 2008 - 2009, tăng cường nguồn vốn của các ngân hàng phát triển đa phương chủ chốt, các quỹ chống khủng hoảng, của Quỹ Tiền tệ quốc tế.

Năm nay, chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh ở Los Cabos (Mexico) là đối phó với khủng hoảng nợ công ở châu Âu.

Hoàng Hà (Theo AFP)
G20 tiếp 'sinh lực' cho kinh tế thế giới
G20 tiếp 'sinh lực' cho kinh tế thế giới

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20), diễn ra trong hai ngày 18-19/6 tại Los Cabos (Mêhicô), đang tích cực tìm kiếm các biện pháp củng cố lòng tin và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN