Chương trình máy bay tàng hình F-35 gặp trục trặc

Sau khi liên tục bị trì hoãn, chương trình máy bay tấn công hỗn hợp F-35 đang đối mặt với hàng loạt những trục trặc kỹ thuật khiến Lầu Năm Góc có thể phải yêu cầu giảm tốc độ sản xuất loại máy bay chiến đấu này.

Báo cáo nội bộ của Bộ Quốc phòng Mỹ nhan đề “Xem xét lại chương trình F-35” được đăng tải trên trang web độc lập “Dự án giám sát chính phủ” ngày 13/12 đã liệt kê 5 vấn đề trục trặc kỹ thuật được phát hiện qua các cuộc bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu F-35 nhưng vẫn chưa được giải quyết. Những điểm yếu kỹ thuật này bao gồm hệ thống hiển thị công nghệ cao của mũ phi công hoạt động không hiệu quả, hệ thống bơm nhiên liệu để lại nhiên liệu trên bề mặt máy bay, khoang cung cấp điện dự phòng không đảm bảo an toàn và bộ phận hãm tốc độ dưới đuôi máy bay khi hạ cánh không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Các lỗi kỹ thuật nhỏ khác cũng có khả năng biến thành các vấn đề lớn như vấn đề rung lắc và sức chịu đựng của khung máy bay.

Thiết kế của F-35. Nguồn Internet.


Báo cáo nhận định những thách thức kỹ thuật trên đây đã tạo ra sự thiếu tin tưởng về tính ổn định trong thiết kế của máy bay F-35 trong khi loại máy bay này đã bắt đầu được sản xuất. Vì thế, báo cáo này khuyến nghị cần “nghiêm túc xem xét lại kế hoạch mua sắm và sản xuất” loại máy bay này.

Máy bay F-35 là loại máy bay chiến đấu nhiều chức năng, thế hệ 5, một chỗ ngồi cho phi công, loại một động cơ, đang được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát, phòng không và có khả năng tàng hình. F-35 được hy vọng sẽ là trụ cột của không quân Mỹ và 11 đồng minh khác cùng tham gia dự án này. Mỹ bắt đầu bay thử loại máy bay F-35 lần đầu tiên ngày 15/12/2006. Sau đó, Lầu Năm Góc dự kiến đặt mua tổng số 2.443 máy bay F-35 với số tiền dự chi khoảng 323 tỷ USD. Đây là chương trình mua sắm trang thiết bị quốc phòng đắt giá nhất kể từ trước đến nay của Mỹ.

Tháng 1/2011, Mỹ đưa loại loại máy bay F-35B cải tiến vào "chế độ thử thách" trong hai năm sau khi phát hiện những trục trặc trong quá trình phát triển. Vài tháng sau đó, Lầu Năm Góc quyết định chấm dứt hợp đồng chế tạo động cơ mới cho loại máy bay này để tiết kiệm ngân sách.

Mỹ ngừng hoạt động vô thời hạn máy bay chiến đấu F-22
Mỹ ngừng hoạt động vô thời hạn máy bay chiến đấu F-22

Ngày 6/5, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đã ngừng vô thời hạn hoạt động của máy bay chiến đấu F-22 Raptor do hãng Lockheed Martin chế tạo vì lo ngại về những lỗi trong hệ thống cung cấp ôxy cho phi công.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN