Người dân Syria tìm nơi ẩn náu trong một đợt không kích ở Ain Tarma, thuộc khu vực Đông Ghouta ngày 27/3. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trong tuyên bố, bộ trên xác nhận có 31 người đang được điều trị tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó 3 người đã tử vong tại bệnh viện. Tuyên bố nêu rõ: “Theo kết quả phân tích ban đầu, các thông tin điều tra cho thấy những người bị thương đã nhiễm chất hóa học sarin”. Các chuyên gia y tế phát hiện những nạn nhân này đã bị phù phổi, tăng trọng lượng cũng như lượng máu trong cơ quan hô hấp này.
Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết việc khám nghiệm tử thi diễn ra tại thành phố Adana được tiến hành với sự hiện diện của các quan chức thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WTO) và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW). Hiện công tác điều tra vẫn đang được tiến hành tại một phòng thí nghiệm ở thủ đô Ankara dựa trên những mẫu phẩm từ các nạn nhân. Trong khi đó, OPCW cũng đang thu thập các mẫu phẩm để nghiên cứu tại trụ sở ở La Haye (Hà Lan).
Cùng ngày, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết có ít nhất 27 trẻ em thiệt mạng trong vụ tấn công nói trên, ngoài ra có tổng cộng 546 người bị thương và con số này có thể sẽ còn tăng.
Hiện tại, bộ ba Anh, Pháp, Mỹ chỉ trích quân đội Syria đã tiến hành vụ tấn công ở Idlib, Tây Bắc Syria, bất chấp Chính quyền Tổng thống Syria Bashar Al-Assard phủ nhận việc can dự vào cuộc tấn công này. Ngoại trưởng Syria Walid Muallem đã lên tiếng khẳng định các lực lượng vũ trang Syria chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc tấn công. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng khẳng định, các phương tiện truyền thông phương Tây đã quá vội vàng cáo buộc Chính phủ Syria trong việc sử dụng vũ khí hóa học cũng như đã tìm cách đổ trách nhiệm cho Nga.
Tối 6/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định đã ra lệnh
tấn công quân sự nhằm vào sân bay ở Syria - nơi đã xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, đồng thời cho rằng Mỹ có lợi ích an ninh quốc gia quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng phổ biến và sử dụng các vũ khí hóa học.