Campuchia nỗ lực bảo vệ người trồng trái cây khỏi cú sốc COVID-19 

Vụ mùa thu hoạch luôn là khoảng thời gian căng thẳng đối với người trồng nhãn Oeum Raksa ở Campuchia, song tình hình năm nay còn đáng lo hơn cả. 

Ngay cả trong hoàn cảnh bình thường, kể từ khi thu hoạch nhãn, anh Raska có chưa đầy 3 ngày để bán chúng cho thương lái. Những người này sau đó cần nhanh chóng vận chuyển chứng đến các nhà máy bay chế biến ở Thái Lan để giữ độ tươi cho vỏ nhãn. 

Thế nhưng, năm nay, lệnh kiểm soát biên giới để ngăn chặn dịch COVID-19 cùng vấn đề nhiễm rệp gần đây đã khiến hoạt động xuất khẩu nhãn sang Thái Lan bị dừng lại, dẫn đến việc nhiều tấn hoa quả bị thối hỏng. 

Chú thích ảnh
Một sạp trái cây được bày bán ở Phnom Penh ngày 15/6. Ảnh: EPA 

“Tôi rất lo. Tôi nghe tin Thủ tướng Hun Sen giúp thu mua nhãn từ nông dân. Đó là một giải pháp ngắn hạn. Cái chúng tôi cần là thương lái có thể xuất khẩu sang Trung Quốc”, Raksa chia sẻ với báo tài chính Nikkei Asia. 

Campuchia phải bán nhãn qua Thái Lan để tiếp cận thị trường Trung Quốc bởi các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm không cho phép họ xuất khẩu trực tiếp loại quả này sang nền kinh tế lớn nhất châu Á. Sự gián đoạn gần đây nhấn mạnh những thách thức mà chính phủ Campuchia phải đối mặt trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Bộ Nông nghiệp Campuchia tuần trước đã kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư cơ sở chế biến nhãn. Theo bộ trên, Campuchia đã xuất khẩu hơn 100.000 tấn nhãn vào năm 2020, nhưng chỉ có dưới 40 tấn được chứng nhận là đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Ratha Chan, Giám đốc quốc gia của Dự án Đối tác Nông nghiệp Bền vững Campuchia, cho biết việc thiếu năng lực chế biến là rào cản lớn đối với ngành nông nghiệp của đất nước và khiến Campuchia rời vào vị trí dễ bị tổn thương ở cuối chuỗi cung ứng.

Ông giải thích thêm việc thiếu năng lực là do không đủ nhân lực, khó đáp ứng các tiêu chuẩn vì chi phí tuân thủ cao cũng như thiếu các phòng thí nghiệm được công nhận. Nông dân và người trồng trái cây của Campuchia cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính, trong khi sự phân tán của ngành này càng góp phần cản trở hiệu quả tính kinh tế theo quy mô.

Theo Giám đốc Chan, nền nông nghiệp Campuchia chủ yếu dựa vào xuất khẩu thô sang các nước láng giềng. Đối với người nông dân trồng nhãn, cú sốc thực sự xảy ra hồi đầu tháng 8 khi chính quyền Thái Lan chặn nhập khẩu loại quả này từ Campuchia.

Động thái trên, chủ yếu là do lo ngại COVID-19, được đưa ra sau quyết định của Trung Quốc tạm thời cấm nhập khẩu nhãn của Thái Lan, với lý do nhiễm rệp sáp.

Lệnh cấm của Trung Quốc đã được dỡ bỏ một phần vào tuần sau đó nhưng nông dân trồng nhãn Campuchia vẫn không chắc khi nào sản phẩm của họ có thể xuất khẩu trở lại Thái Lan.

Cuộc khủng hoảng trên đã khiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen ra lệnh cho các quan chức thu mua nhãn của nông dân.

Phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia, Bộ trưởng Nông nghiệp dự kiến chi phí mua lại khoảng 49 triệu USD. Ông cho biết sản lượng nhãn sẽ đạt khoảng 110.000 tấn năm nay.

Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Tướng bốn sao Hing Bun Heang, người đứng đầu đội vệ sĩ của ông, phụ trách chương trình thu mua. Tướng Hing Bun Heang nói số nhãn này sẽ được trao tặng cho lực lượng quân đội, cảnh sát và biên phòng đang làm nhiệm vụ chống COVID-19 ở khu vực biên giới. 

Phát biểu với truyền thông địa phương, Hing Bun Heang cho biết những quả nhãn này sẽ được trao cho "quân đội, cảnh sát và lực lượng biên phòng đang chiến đấu với COVID-19" ở các khu vực biên giới.

Chính phủ Campuchia cũng cho biết họ đang nỗ lực để đảm bảo tiếp cận với các thị trường bổ sung.
Campuchia đã xác định nhãn là loại trái cây tiếp theo mà họ sẽ thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc. Trong những năm gần đây, quốc gia Đông Nam Á này được chấp thuận xuất khẩu trực tiếp chuối và xoài sau khi thiết lập các quy trình kiểm dịch thực vật cần thiết.

Hoàng Trang/Báo Tin tức
Ấn Độ 'bật đèn xanh' cho vaccine COVID-19 công nghệ mRNA tự sản xuất
Ấn Độ 'bật đèn xanh' cho vaccine COVID-19 công nghệ mRNA tự sản xuất

Ấn Độ đã thông qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng tiếp theo cho vaccine phòng COVID-19 công nghệ mRNA tự phát triển trong nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN