Các lệnh trừng phạt Nga đang gây tổn hại cho châu Âu

Việc trừng phạt năng lượng Nga đã và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt trên khắp châu Âu, khi lạm phát tràn lan và nền kinh tế trì trệ, đồng thời đang là nguyên nhân ngày càng gây chia rẽ về mặt chính trị.

Chú thích ảnh
GDP khu vực đồng euro hầu như không tăng trưởng trong quý 2/2023. Ảnh: AP

Tờ The Telegraph của Anh mới đây nhận định rằng các lệnh trừng phạt đang gây tổn hại, nhưng có lẽ châu Âu chứ không phải Nga mới là nơi chịu những tác động nặng nề nhất.

Nga đã thể hiện khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên và các biện pháp trừng phạt đã không có tác dụng làm suy yếu quyết tâm của Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Trong khi đó, các lệnh trừng phạt chắc chắn đã gây ra rất nhiều tổn hại cho châu Âu.

Khi một mùa đông nữa đang đến gần và giá năng lượng lại tăng cao, những rạn nứt một lần nữa bắt đầu lộ rõ. Ở Đức, ngày càng có nhiều lo ngại về thiệt hại mà cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra đối với mô hình kinh tế từng phát huy tính hiệu quả của nước này, một phần phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng giá rẻ của Moskva.

“Nền kinh tế của Đức sẽ ra sao? Có phải chúng ta sẽ ngừng sản xuất mọi thứ và giống như nước Anh trở thành một nền kinh tế gần như hoàn toàn dựa vào dịch vụ và thao túng tiền tệ? Đó không phải là con đường sắp tới cho nước Đức”, một đại biểu người Đức đã nói tại Diễn đàn Ambrosetti diễn ra tuần trước ở Italy.

Công bằng mà nói, không chỉ có xung đột ở Ukraine mới làm xáo trộn trật tự kinh tế và chính trị của Đức và châu Âu. Một ví dụ khác, thị trường ô tô châu Âu đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc.

Kế hoạch của EU loại bỏ dần động cơ đốt trong vào năm 2035 đang được xem là mối lo ngại ngày càng tăng ở các trung tâm công nghiệp Bavaria và Rhine của Đức, khiến giám đốc điều hành của BMW, Oliver Zipse, phải cảnh báo trong tuần này rằng việc sản xuất ô tô số lượng lớn ở châu Âu có thể sẽ biến mất.

Các lệnh trừng phạt Nga đang làm tăng thêm "nỗi đau" này. Tuy nhiên, bất chấp những tác hại rõ ràng, sự ủng hộ dành cho Ukraine cho đến nay vẫn được duy trì tương đối tốt trong giới chính trị EU truyền thống.

Chỉ có Hungary là ngoại lệ. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã từ chối đi theo sự đồng thuận của EU và việc phản đối các biện pháp trừng phạt chỉ là một trong nhiều điểm xung đột. 

Balazs Orban, cố vấn chính trị của Thủ tướng Hungary cho biết: “Công dân EU hoài nghi về cách tiếp cận hiện tại. Nhiều nước được hưởng lợi từ cuộc xung đột ở Ukraine ngoại trừ châu Âu”. 

Khi phát biểu bên lề Diễn đàn Ambrosetti, ông Orban nói: “Các biện pháp trừng phạt không có tác dụng. Chúng ta cần một giải pháp ngoại giao”. Nhận xét của ông Orban có lẽ phản ánh quan điểm ngày càng phổ biến ở những nơi khác của châu Âu hơn những gì các nhà lãnh đạo EU mong muốn. 

Kể từ tháng 8/2022, EU đã ngừng hoàn toàn nhập khẩu than từ Nga, trong khi lượng dầu của Nga xuất sang EU bị cắt giảm nghiêm trọng và sẽ chấm dứt hoàn toàn vào cuối năm 2025. Điều đó đã và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt trên khắp châu Âu, khi lạm phát tràn lan và nền kinh tế trì trệ, đồng thời đang là nguyên nhân ngày càng gây chia rẽ về mặt chính trị.

Công Thuận/Báo Tin tức
Các công ty nước ngoài tìm đến đặc khu hành chính của Nga để ‘né’ lệnh trừng phạt
Các công ty nước ngoài tìm đến đặc khu hành chính của Nga để ‘né’ lệnh trừng phạt

Các đặc khu hành chính của Nga bảo vệ các công ty khỏi cuộc chiến trừng phạt giữa Moskva và phương Tây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN