Bệnh 'siêu cảm lạnh' và những điều cần lưu ý

Bệnh "siêu cảm lạnh" mà nhiều người Australia đang gặp phải được cho là hậu quả của sự "xung đột" giữa hệ miễn dịch của cơ thể người với những virus mới.

Đây là kết luận các chuyên gia y tế đưa ra trong bối cảnh căn bệnh có triệu chứng giống COVID-19 này đang lây lan khắp quốc gia Thái Bình Dương này. 

Thuật ngữ "siêu cảm lạnh" đã được sử dụng lần đầu tiên ở Anh vào cuối năm ngoái để nói đến những người có các triệu chứng như COVID-19 nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Do COVID-19 có thể biểu hiện giống như cảm lạnh, nên "siêu cảm lạnh" đang gây nhầm lẫn và làm dấy lên lo ngại về bệnh nhiễm trùng SARS-CoV-2. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Ian Mackay thuộc Đại học Queensland, "siêu cảm lạnh" chỉ là những bệnh đường hô hấp cấp tính hàng ngày, do một loạt các loại virus đặc hữu khác nhau gây ra.     

Còn theo bác sĩ, tiến sĩ Charlotte Hespe, người mắc "siêu cảm lạnh" cũng có triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên thông thường như chảy nước mũi, đau họng. Một số trường hợp bị ho khan và thời gian bình phục khoảng từ 5 đến 7 ngày.

Cũng có một số người gặp phải những triệu chứng nặng như sốt, đau đầu, đau khắp cơ thể. Những triệu chứng này nghe rất giống với COVID-19, mặc dù người mắc COVID-19 có một số triệu chứng không kèm theo cảm lạnh hoặc cúm, chẳng hạn như mất vị giác hoặc khứu giác.

Do vậy, giới y bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên quá lo lắng, tư vấn với bác sĩ trước khi đi khám tại bệnh viện, đồng thời dành thời gian để nghỉ ngơi.

Lan Phương  (TTXVN)
Cảm lạnh thông thường có thể tạo ra 'vũ khí đánh chặn' COVID-19
Cảm lạnh thông thường có thể tạo ra 'vũ khí đánh chặn' COVID-19

Theo nghiên cứu mới được công bố, cảm lạnh thông thường có thể tạo ra mức độ tế bào T cao hơn giúp con người ít có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN