Báo Anh: Bằng chứng Ukraine cung cấp vụ MH17 là giả?

Cuối tuần qua, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã cho công bố các bức ảnh chụp, băng video nói rằng hệ thống tên lửa Buk-1 do Nga chế tạo đã xuất hiện ở khu vực do quân ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine ngay trước thời điểm chiếc máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi hôm 17/7.

Bức ảnh được cho là chụp một dàn tên lửa đặt trên xe di động đang đỗ (hoặc di chuyển) ở thị trấn Torez, chỉ cách hiện trường vụ rơi máy bay khoảng 9 km. Giám đốc SBU Vitaliy Nayda nói rằng đây là “bằng chứng” cho thấy sự dính líu của Nga.

Bức ảnh mà Cơ quan an ninh Ukraine công bố nói về sự xuất hiện của hệ thống tên lửa Buk-11 tại Torez. Ảnh: Reuters


Thế nhưng, hôm 22/7, khi phóng viên tờ The Independent (Anh) tới địa điểm này và trưng bức ảnh ra cho các cư dân địa phương nhận dạng, mọi người đều nói rằng họ chưa hề thấy một xe kéo tên lửa nào như thế. “Tất cả truyền thông Ukraine đều đang dối lừa dư luận. Chúng tôi không có tên lửa nào hết. Nếu có, chúng tôi đâu có để quân đội chính phủ ném bom tàn phá các thành phố”, Andrei Sushparnov, một người dân Torez, cho biết.

Kiev hiện chưa cho biết bằng cách nào họ có được bức ảnh đó và ai là người cung cấp. Nhưng có vẻ hình ảnh và những chứng cứ tương tự thế đã trở thành một phần của cuộc chiến thông tin. Ukraine cùng với Mỹ, Anh đã sử dụng những bức ảnh lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội để củng cố lập luận quân ly khai miền đông Ukraine đã bắn hạ MH17 bằng tên lửa đất đối không.

Ảnh mà tình báo Ukraine cung cấp được cho là được chụp ở điểm giao giữa siêu thị Pit Stop với trạm xăng nằm gần ngã rẽ giữa đường Gagarin và con phố ở trung tâm Torez. Sát đó là một tượng đài lớn ghi công của các thợ mỏ. Nhân viên cây xăng nói, họ không làm việc hôm 17/7. Còn một phụ nữ tên Diana làm việc tại một hiệu bán đồ chơi thì nói rằng, cô có đi làm nhưng không nhìn thấy gì, ngay cả khi đi ra ngoài hút thuốc.

Phóng viên tờ The Independent đã nhận được sự trợ giúp của một đồng nghiệp người Mỹ tên Aric Toler khi tiếp cận địa điểm. Anh này làm việc cho một tổ chức có tên Bellingcat chuyên về điều tra hiện trường báo chí. “Tôi nhận thấy địa điểm rõ nhất là một cửa hàng có tên Strodom ở Torez. Tôi sử dụng công cụ tìm kiếm Google để lấy địa chỉ cửa hàng này và sau đó tìm được các băng video của một người ở Torez tự quay và đưa lên mạng. Sau khi kết nối dữ liệu các tuyến phố với công cụ bản đồ trực tuyến, tôi xác định được địa điểm và tuyến đường di chuyển của hệ thống tên lửa Buk hôm 17/7 - theo như công bố”, Toler chia sẻ.

Anh Toler cũng sử dụng một công cụ trực tuyến để tính thời điểm bức ảnh được chụp dựa trên bóng ảnh. Kết quả phân tích cho thấy bức ảnh có lẽ được chụp vào tầm buổi trưa. Bức ảnh thứ hai về hệ thống Buk được chụp gần Sinzhe sau đó vài giờ. Toler thừa nhận, không có bằng chứng nào khẳng định chắc chắn bức ảnh được chụp đúng hôm 17/7 như phía Ukraine tuyên bố. Trong khi đó, một tìm kiếm khác cho thấy thời điểm chụp ảnh không thể trước ngày máy bay rơi.

Phóng viên The Independent đã bỏ ra 90 phút để tìm gặp các nhân chứng ở Torez, hỏi về sự xuất hiện của hệ thống Buk trong ảnh, nhưng tất cả đều lắc đầu phủ nhận.


HT (Theo The Independent)

MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa mang đầu đạn nổ mảnh?
MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa mang đầu đạn nổ mảnh?

Ảnh chụp các mảnh vỡ từ máy bay MH17 bị rơi trên bầu trời Ukraine cho thấy dấu vết của một hành động tấn công bằng tên lửa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN