Băng cháy giúp EU thoát khỏi ảnh hưởng của Nga?

Trong phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại thành phố La Haye, Hà Lan hôm 25/3 vừa qua, Thủ tướng Anh, David Comeron cho rằng băng cháy là ưu tiên hàng đầu của EU hiện nay, ông coi Crimea là nhân tố thức tỉnh EU trước thực trạng quá phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.


Hiện nay, Nga cung cấp khoảng 1 phần 3 lượng dầu mỏ và khí đốt mà EU tiêu thụ hàng năm, trong đó khoảng 40% khí đốt được cung cấp qua hệ thống đường ống chạy xuyên Ukraine.


Băng cháy tồn tại tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.


Việc EU tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn cung dầu lửa và khí đốt từ Nga là một lỗ lực lớn nhằm phát triển thị trường năng lượng nội địa. EU dự định thay thế các nguồn khí đốt hóa lỏng bằng năng lượng hạt nhân và băng cháy, mặc dù việc tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lượng này sẽ gặp nhiều khó khăn.


Thủ tướng Anh cho rằng băng cháy tồn tại nhiều tại khu vực đông nam châu Âu như Ba Lan và Anh. Nó có thể được khai thác bằng quá trình bẻ gãy thủy lực (bơm chất lỏng dưới áp suất cao xuống lòng đất) như Mỹ thường xuyên sử dụng để khai thác dầu mỏ. Việc sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác, ngoài nguồn từ Nga, là một lối thoát về chính trị tại thời điểm hiện tại của EU và là tiền đề để tiến hành các bước tiếp theo.


Đa dạng hóa nguồn năng lượng cho EU cũng là mối quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo châu Âu khác. Một khả năng đang được cả Mỹ và EU tính đến là nhập khẩu khí hóa lỏng từ Mỹ. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết: Hiện nay có một số nước châu Âu phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga, một số nước khác nhập khẩu 15% đến 20%. Điều này có nghĩa là vấn đề đa dạng hóa nguồn cung năng lượng đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều nước cũng đã làm được điều này và nếu Mỹ quyết định xuất khẩu khí đốt thì họ sẽ cần xây dựng cơ sở hạ tầng và đây sẽ là nền tảng để thực hiện đa dạng hóa nguồn cung năng lượng.


Băng cháy - nguồn năng lượng của tương lai


Các nhà khoa học năng lượng tính toán năng lượng hóa thạch trên Trái đất chỉ có thể khai thác khoảng 60 năm nữa là cạn kiệt. Trong nỗ lực phát triển, con người đã tìm ra một nguồn năng lượng mới để thay thế đó là băng cháy. Trữ lượng băng cháy tồn tại trên Trái đất có thể cung cấp cho con người nguồn năng lượng khổng lồ đủ để sử dụng trong vòng 2.000 năm nữa.


Băng cháy (còn gọi là đá cháy), có tên khoa học là natural hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0°C). Băng cháy thường tồn tại ổn định trong điều kiện thềm biển sâu ít nhất từ 300m trở lên, các đảo ngầm đại dương và ở các vùng băng vĩnh cửu, dưới dạng thể rắn giống như những trái banh tuyết nhỏ.


Băng cháy là nguồn năng lượng khổng lồ, cứ 1m3 băng cháy giải phóng khoảng 164m3 methane (cao gấp 2 - 5 lần khí thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường vì là hydrate đông lạnh, ít tạp chất). Băng cháy có nhiều màu khác nhau như trắng, vàng, nâu, đỏ, xám hay xanh da trời. 


Tuy nhiên, các nhà khoa học mội trường cho rằng kỹ thuật khai thác băng cháy bằng phương pháp bẻ gãy thủy lực (fracking) sẽ đe dọa nguồn nước và có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều thảm họa như động đất, sóng thần. Các quốc gia như Pháp và Bulgaria đã cấm hoạt động này, Anh và Ba Lan cũng đang đối mặt với phong trào phản đối mạnh mẽ trong việc sử dụng phương pháp fracking để khai thác băng cháy.

 


Song Anh (tổng hợp)

Nga tăng giá khí đốt 79% với Ukraine
Nga tăng giá khí đốt 79% với Ukraine

Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk cho biết giá khí đốt mà Nga bán cho Ukraine sẽ tăng 79% từ ngày 1/4 tới, lên 480 USD/1.000 m3.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN