Ấn Độ có thể trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới vào 2028

Bất chấp Ấn Độ đang trải qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, tăng trưởng giảm sút, thâm hụt tài chính, thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai cao, lạm phát gia tăng, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), có trụ sở tại London, vẫn đưa ra nhận định lạc quan về kinh tế Ấn Độ trong tương lai.         

Một góc thành phố Mumbai, Ấn Độ.


Theo bảng xếp hạng hàng năm về kinh tế thế giới (WELT) của CEBR đăng trên tờ “the Economic Times” của Ấn Độ ngày 27/12, Ấn Độ có thể “soán ngôi” của Nhật vào năm 2028 để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ. Ấn Độ đã để mất vị trí trong bảng xếp hạng của CEBR trong năm 2013 vào tay Canada và hiện là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới.

Tuy nhiên, theo báo cáo trên của CEBR, vấn đề nhân khẩu học và tăng trưởng kinh tế cuối cùng sẽ giúp nền kinh tế Ấn Độ thăng hạng và dự kiến đến năm 2028, Ấn Độ sẽ thế chỗ của Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Trong WELT của CEBR năm 2013, Ấn Độ đứng vị trí thứ 11, với GDP 1.758 tỷ USD và vào năm 2018, có thể lên vị trí thứ 9, với GDP 2.481 tỷ USD năm 2023 sẽ lên vị trí thứ 4, với GDP 4.124 tỷ USD và vươn lên vị trí thứ ba vào năm 2028, với GDP đạt 6.560 tỷ USD.         

Bảng xếp hạng năm 2013 chỉ có hai thay đổi trong danh sách xếp hạng 20 nền kinh tế. Thứ nhất, Nga đã “soán ngôi” của Italy, để giành vị trí thứ 8 và Canada chiếm vị trí của Ấn Độ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới.

Dự kiến vào năm 2018, các nền kinh tế đang nổi sẽ theo chiều hướng tiến lên trong bảng xếp hạng, theo đó Nga sẽ lên vị trí thứ 6, Ấn Độ đứng thứ 9, Mexico đứng thứ 12, Hàn Quốc thứ 13 và Thổ Nhĩ Kỳ đứng 17.


Vào năm 2023, Ấn Độ có thể lên vị trí số 4 và Brazil lên vị trí thứ 5. Đến năm 2028, bảng sắp hạng của CEBR sẽ được sắp xếp lại. Theo đó nền kinh tế Trung Quốc lên vị trí đứng đầu thế giới, tiếp đó Mỹ đứng vị trí thứ 2, Ấn Độ đứng thứ 3, Mexico đứng thứ 9 và Canada thứ 10. Báo cáo của CEBR cho biết GDP của Trung Quốc tính bằng USD có thể vượt Mỹ vào năm 2028, muộn hơn nhiều so với hầu hết các dự kiến trước đây. Trong khi đó, Anh sẽ thế chỗ của Đức, trở thành nền kinh tế lớn nhất Tây Âu vào khoảng năm 2030.            


 Minh Lý (P/v TTXVN tại New Delhi)
Cháy tàu Ấn Độ, ít nhất 23 người chết
Cháy tàu Ấn Độ, ít nhất 23 người chết

Rạng sáng 28/12, hỏa hoạn đã bùng phát trên một đoàn tàu tốc hành khi chạy qua địa phận bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ, làm ít nhất 23 hành khách thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN