11:08 07/11/2012

Thế giới nghĩ gì về bầu cử Tổng thống Mỹ?

Khi dân Mỹ bỏ phiếu bầu Tổng thống vào ngày 6/11, cả thế giới đã dõi theo, với nhiều lời tán tụng dành cho cả hai ứng cử viên Obama và Romney. Tuy nhiên, trong mắt người bên ngoài nước Mỹ, Obama giành được ưu thế hơn.

Khi dân Mỹ bỏ phiếu bầu Tổng thống vào ngày 6/11, cả thế giới đã dõi theo, với nhiều lời tán tụng dành cho cả hai ứng cử viên Obama và Romney. Tuy nhiên, trong mắt người bên ngoài nước Mỹ, Obama giành được ưu thế hơn.

Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tổng thốngtại Mỹ.
Cả thế giới dõi theo cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ.


Tổng thống Venezuela Chavez có thể là người chỉ trích kịch liệt chính sách của Mỹ, song ông cũng là một “fan” của Obama. Trong khi đó, một thủ lĩnh phe đối lập ởSyrialại đặt hi vọng và ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney.


“Tôi hi vọng điều này không gây hại cho Obama. Nhưng nếu tôi ở Mỹ, tôi sẽ bầu cho Obama”, ông Chavez cho biết vào tháng 9 vừa qua, trao cho Tổng thống Obama sự ca tụng từ một nhà lãnh đạo mà chính ông cũng vừa được tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa.


Tổng thống Nga Putin, có lẽ đã không hài lòng về bình luận của Romney rằng nước Nga là “kẻ thù chính trị hàng đầu của Mỹ”, cũng chọn Obama. Ông Putin đánh giá đương kim Tổng thống đảng Dân chủ Mỹ là “một con người trung thực, người thực sự muốn thay đổi nhiều để tốt hơn”.


Một số thành viên phe nổi dậy tại Syria lại đặt hi vọng thay đổi ở một nhiệm kỳ Tổng thống Romney, do ông là ứng viên có nhiều khả năng cung cấp vũ khí cho họ nhằm chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.


“Tôi hi vọng Romney thắng cử. Ông ấy đã nói trong chiến dịch tranh cử rằng ông sẽ làm gì đó cho Syria. Chúng tôi muốn ông giúp chúng tôi có vũ khí, áp đặt vùng cấm bay ở một số khu vực tại Syria, nhằm chấm dứt các cuộc không kích của ông Assad”, thủ lĩnh đối lập Ahmed Nima cho biết trên tờ Guardian của Anh.


Người Pakistan nghiêng về Romney


Giận dữ về chính sách của Mỹ có thể cũng là nguyên nhân khiến công chúngPakistannghiêng về Romney. Mối quan hệ giữa Pakistan và Washington đã xấu đi trong 4 năm qua, do bất đồng về nhiều vấn đề, từ cuộc chiến ởAfghanistan, vụ tiêu diệt trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden tạiPakistanvà các cuộc không kích của máy bay không người lái Mỹ trong lãnh thổPakistan.

Một cuộc thăm dò gần đây của BBC cho thấy trong gần 22.000 người ở 21 quốc gia, chỉ có ngườiPakistanủng hộ Romney thắng cử, mặc dù sự ủng hộ của họ được thấy khá hững hờ.

“Pakistan là nước duy nhất trong cuộc điều tra cho thấy Romney được ủng hộ nhiều hơn Obama (14% so với 11%). Tuy nhiên, sự khác biệt nhỏ này không bất ngờ bằng thực tế 75% người Pakistan bày tỏ sự không thích của mình”, nhà điều tra GlobeScan/PIPA đánh giá kết quả điều tra.

Theo cuộc điều tra, Pháp là nước dẫn đầu ủng hộ Obama, với khoảng 72% người Pháp được hỏi ủng hộ đương kim Tổng thống hơn đối thủ đảng Cộng hòa.

Nhiều cuộc điều tra trên mạng cũng cho thấy hầu hết người Trung Quốc sẽ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ nếu được trao cơ hội. Tân Hoa xã trong một tuần qua đã dẫn lời nhiều nhà phân tích cho rằng mối quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiến lên phía trước, trong bầu không khí “hợp tác, cạnh tranh”, dù ai lên lãnh đạo sau cuộc chuyển giao chính trị ở cả Washington và Bắc Kinh.

Irancũng theo dõi cuộc bầu cử với nhiều nghi ngại khi cả hai ứng cử viên đều cam kết sẽ thúc đẩy thêm trừng phạt và các áp lực khác với chương trình hạt nhân của Tehran.

Mặc dù hầu hết người Israel tin tưởng ông Romney sẽ chiến thắng (cuộc điều tra của đại học Tel Aviv mới đây cho thấy tỉ lệ ủng hộ Romney-Obama là 3-1), song giới phân tích lại không hi vọng nhiều vào một sự thay đổi hoàn toàn trong quan hệ hai nước.


Theo dantri.com.vn