Mẹ báo cảnh sát bắt con trai 10 tuổi

Cô Chiquita Hill, 33 tuổi, ở thành phố Columbus, bang Georgia, Mỹ đã gọi cảnh sát tới “bắt”  cậu con trai 10 tuổi Sean để răn đe cậu bé.

Cô Hill nói cô không còn cách nào khác để phạt Sean vì hành vi “thô lỗ, thiếu tôn trọng cô giáo, không nghe giảng, cãi lời cô, không làm bài tập”. Tuần trước, giáo viên thậm chí đã phải đến nhà để nói chuyện với Sean. Cô Hill nói những lời nói của cô giáo “đi từ tai này sang tai kia” của Sean.

Cô Hill quyết định gọi tới Sở cảnh sát Columbus, và họ đồng ý cử cảnh sát tới nhà cô.


Ban đầu, Sean không tin những lời đe dọa của mẹ, nhưng tiếng cười của cậu bé chợt biến thành nước mắt khi cảnh sát xuất hiện trước cửa nhà chỉ trong chốc lát.




Sau đó, những viên cảnh sát áp giải cậu bé ra xe cảnh sát, nhốt cậu trong khoảng 5 phút và nói chuyện với cậu.


Sau khi đã răn đe cậu bé, cảnh sát thả Sean và cậu chạy về nhà ôm mẹ thật chặt. Cô Hill không biết cảnh sát đã nói những gì nhưng con trai cô thì nói: “Con sẽ không bao giờ làm vậy nữa”.


Đội cảnh sát cũng nói chuyện với em gái của Sean.

Sau khi cảnh sát ra về, cô Hill đã giảng giải cho con trai về việc những hành vi xấu của cậu sẽ ảnh hưởng tới những người xung quanh: “Sean sẽ lên 11 tuổi tháng này, nó sắp bước vào tuổi dậy thì… Tôi hiểu rằng nó sẽ trải qua rất nhiều thay đổi, nhưng với những gì đang xảy ra tại Missouri và Baltimore, tôi muốn ngăn chặn những điều xấu xảy ra khi Sean còn nhỏ và dễ bị ảnh hưởng”.


Cô Chiquita Hill.


Cô Hill nói sau khi cảnh sát tới “hỏi thăm”, con trai cô đã có sự thay đổi trong cách cư xử. Cô giáo của cậu bé cũng gọi tới nói rằng Sean có tiến bộ ở trường, luôn tôn trọng cô giáo và các bạn học.

Tuy nhiên, ông Lem Miller, trợ lý giám đốc sở cảnh sát Columbus cho biết ông không hài lòng với cách làm của đội cảnh sát: “Tôi hoàn toàn hiểu họ muốn làm điều tốt, nhưng công việc của cảnh sát không phải là giả vờ bắt giữ mọi người. Cách làm đó có thể khiến lũ trẻ sợ, nhưng cũng có thể làm tổn thương chúng và khiến chúng nghĩ xấu về cảnh sát”.

Sở cảnh sát Columbus cho hay hiện không có chương trình giáo dục trẻ có hành vi xấu ở trường học hay ở nhà. Sở cho biết các bậc phụ huynh có thể liên lạc với các dịch vụ hỗ trợ thanh thiếu niên nếu lo ngại con em có hành vi sai trái hay vi phạm pháp luật.


H.N (Theo DailyMail)
 Cuộc marathon 'khó nhằn'  nhất thế giới
Cuộc marathon 'khó nhằn' nhất thế giới

Cuộc chạy marathon Barkley được tổ chức hàng năm tại Vườn quốc gia Frozen Head ở bang Tennessee (Mỹ), là một trong những cuộc thử sức khó khăn nhất thế giới. Sau 29 năm diễn ra, hiện mới chỉ có 14 người trong số hơn 1.100 thí sinh tham gia có thể cán vạch đích.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN