Lộ diện loài cá voi bí ẩn ở biển Alaska

Xác của con cá voi được phát hiện ở vùng biển St. George (Mỹ) được các nhà khoa học xác định là của một loài cá voi mới chưa từng được biết đến.

Xác loài cá voi chưa được biết đến trên bờ biển ở đảo St. George, Alaska.

Anh Christian Hagenlocher, một giáo viên bộ môn sinh học là người đầu tiên phát hiện xác một con cá voi dài 7,3 mét trôi dạt vào một bãi biển hoang vắng trên đảo St. George thuộc quần đảo Pribilof trên biển Bering hồi tháng 6/2014.

Trong số 88 loài cá voi đã được biết tới, có đến 22 loài là có mõm khoằm. Loài lớn nhất trong số đó là cá voi mõm khoằm Baird với kích thước lên tới 10,7 - 12 mét và trọng lượng hơn 10 tấn, di chuyển theo bầy và có khả năng lặn ở độ sâu 914 mét trong một giờ đồng hồ mà không cần ngoi lên để thở.

Được Christian thông báo, nhà nghiên cứu hải cẩu Karin Holser đưa ra nhận định ban đầu đây chính là xác của loài cá voi mõm khoằm Baird to lớn thường tập trung ở vùng nước biển sâu. Tuy nhiên, sau khi quan sát toàn bộ cái xác cá voi trên bờ biển, bà Holser nhận ra không có thông tin gì về loài cá này và quyết định gửi ảnh đến các chuyên gia ở Alaska.

Nhiều ngày sau, nhà sinh thái học Michelle Ridgway đến tận nơi để xem xét loài cá voi đang là ẩn số. Theo quan sát của bà, vây lưng của con cá voi đã chết có kích thước lớn hơn, nằm ở vị trí thấp hơn và cong hơn so với loài cá mõm khoằm Baird.

Bên cạnh đó, cấu trúc hàm và hình dạng bộ phận thu phát sóng âm nằm ở đầu cũng không giống nhau. Mặc dù phần răng đã bị mòn và ngả màu, song đây chưa phải một con cá voi mõm khoằm Baird trưởng thành do kích thước của nó còn quá nhỏ. Bà Ridgway quyết định thu thập mẫu vật rồi gửi đến phòng thí nghiệm của ông Phillip Morin ở Nam California.

Là nhà di truyền học tại Trung tâm Khoa học Thủy sản Tây Nam thuộc cục Quản lý Khí Quyển và Đại Dương quốc gia Mỹ, sau khi tiến hành khám nghiệm, lấy bột xương, kiểm tra ADN và phân tích báo cáo từ tàu đánh bắt của Nhật Bản, ông Morin và nhóm nghiên cứu kết luận đây là loài cá voi hoàn toàn mới, được ngư dân Nhật Bản đặt cho tên karasu, có nghĩa là “con quạ”. Ông Morin cho hay chưa có bất cứ ai hiểu rõ về loài cá này, cũng như về số lượng và những nơi tụ tập của chúng.

Trong vòng 15 năm qua, nhờ sự tiến bộ trong việc nghiên cứu ADN, các nhà khoa học đã phát hiện thêm 5 loài động vật biển có vú, trong đó mới chỉ có 2 loài cá heo và các loài có họ tương đối gần. Việc phát hiện ra loài cá voi mới thuộc họ Berardius này được cho là hiếm có.
                             
Phương Anh (Theo National Geographic)
Chuyện gì xảy ra với xác cá voi mắc cạn?
Chuyện gì xảy ra với xác cá voi mắc cạn?

Thông tin những con cá nhà táng mắc cạn và chết hàng loạt ở bờ biển các nước châu Âu đã gây chú ý thời gian qua. Nhưng có lẽ nhiều người không biết rằng việc xử lý xác những động vật biển khổng lồ như cá voi đã luôn làm các nhà chức trách phải đau đầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN