‘Làm thịt’ cá voi trên biển

Cứ đến hè là vùng nước gần bờ khu vực quần đảo Faroe (Đan Mạch) lại chuyển sang một màu máu tươi. Cư dân đảo hào hứng thực hiện tục lệ săn bắt cá voi đẫm máu – một tục lệ tồn tại hàng nhiều thế kỷ tại vùng vịnh nhỏ bé này. Mỗi lần nghi thức diễn ra, cả một vùng biển lại biến thành “lò sát sinh” mặc cho bao nhiêu nhà hoạt động xã hội ra sức ngăn cản.


Video "nghi thức" giết hại cá voi bên bờ biển đảo Faroe:



Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.


Quần đảo Faroe là một lãnh thổ tự trị trực thuộc Vương quốc Đan Mạch, nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương. Vì vị trí địa lí, khí hậu trên đảo tương đối ôn hòa. Mặc dù Đan Mạch là một thành viên các nước EU chống hành động săn bắt cá voi và cũng là nước thi hành luật cấm sát hại các loại động vật hải dương, song cư dân trên đảo vẫn đều đặn thực hiện nghi thức truyền thống săn bắt cá voi.


Trong quá trình thảm sát, một đội tàu nhỏ sẽ có nhiệm vụ dồn những chú cá voi hoặc cá heo vào vùng bờ nước nông. Khi cá bị dồn lên cạn, người dân trên bờ sẽ dùng dao cắt cổ và cố gắng làm đứt tủy sống của chúng, khiến cả một vùng biển thấm đẫm máu tươi của loài sinh vật biển vô tội này. Họ nhận định rằng đây là một tục lệ văn hóa và mục đích chính của việc sát hại cá voi để lấy thức ăn. Thịt cá voi có thể làm được nhiều món, luộc, nướng, rán và thậm chí có thể ăn sống nếu thái lát mỏng.


Máu những chú cá voi bị giết hại nhuốm đỏ cả một vùng biển.


Hiện nay trên đảo Faroe không còn người săn bắt cá voi chuyên nghiệp. Tất cả dân cư trên đảo đều có công việc kiếm sống của riêng mình, nhưng một khi nghi lễ được tiến hành, thông báo kêu gọi mọi người tham gia sẽ được phát trên đài phát thanh địa phương, các trang mạng xã hội và qua điện thoại di động. Và từ đó, người dân háo hức đổ xô đến bờ biển xem nghi lễ truyền thống thường niên này.


Một cư dân tỏ ra hài lòng khi anh ta đem con gái của mình đến bờ biển chứng kiến cảnh giết hại cá voi. Anh muốn đứa trẻ hiểu được nguồn thực phẩm mình ăn hằng ngày là từ đâu và dường như cô bé cũng không hề ngạc nhiên về cảnh tượng cô chứng kiến. Cư dân đảo cũng khẳng định họ chỉ săn bắt cá voi hoa tiêu chứ không sát hại cá voi sát thủ - một trong những loài động vật quý hiếm cần được thế giới bảo vệ.


Trẻ em được cha mẹ đưa đên bờ biển để chứng kiến "nghi thức" tàn bạo này.


“Đây là một tục lệ truyền thống lâu đời, và như anh biết đó, có rất nhiều ý kiến tranh cãi quanh nghi thức này, vì có những người trong đất liền không hề ủng hộ việc sát hại cá voi,” Finnur Koba – một phóng viên địa phương cho biết.


Tháng trước, 6 nhà hoạt động xã hội từ Hiệp hội bảo vệ môi trường biển Sea Shepherd đã bị Tòa án trên đảo Faroe kết tội vì đã can thiệp vào việc săn bắt cá voi của cư dân đảo. Hiệp hội Sea Shepherd được Paul Watson thành lập trong những năm 1980 vì mục đích nhằm ngăn chặn hành động săn bắt cá voi.


Ingi Sorensen – một cư dân bản địa và là một nhiếp ảnh gia chụp sinh vật biển tin rằng tục lệ sát hại cá voi chỉ nên dừng lại trong lịch sử. “Việc sát hại cá voi trong quá khứ có thể giúp tổ tiên chúng tôi sống sót trên đảo, tuy nhiên việc đó giờ không còn cần thiết nữa.” Một số người trên đảo cũng ngừng ăn thịt cá voi vì họ quan tâm đến sức khỏe của mình. Theo một nghiên cứu mới nhất, thịt cá voi chứa độc tố kim loại nặng và họ lo sợ độc tố trên thịt cá voi sẽ gây nguy hại cho sức khỏe nếu tích tụ lâu trong người.



Hồng Hạnh (theo RT)

 

Đưa cá voi nặng 1,5 tạ về biển khơi
Đưa cá voi nặng 1,5 tạ về biển khơi

Trạm biên phòng Ròon và người dân xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) đã tổ chức giải cứu và đưa một con cá voi nặng khoảng 1,5 tạ, dài 2m về lại biển khơi.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN