Có thể 'buôn dưa lê', nhưng đừng nghe lén

Nhiều người vẫn quan niệm rằng tán gẫu (được gọi một cách hài hước là “buôn chuyện” hay “buôn dưa lê”) nơi công sở là một thói xấu, nhưng điều này chưa chắc đã là đúng.


"Buôn chuyện" nơi công sở cũng có mặt tích cực. Ảnh Internet


Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia Lea Ellwardt (người Hà Lan), “buôn dưa lên” ở nơi làm việc có tác dụng gắn kết tình bạn, làm tăng sự hợp tác trong công việc giữa các đồng nghiệp và thậm chí còn giúp mỗi người tự điều chỉnh những hành vi xấu của mình.

 

Tuy nhiên, theo ông Ellwardt, mỗi người phải luôn nhớ nguyên tắc “không được nói quá nhiều” nếu không muốn bị đồng nghiệp xa lánh và bị gắn mác “lắm điều”.

 

Đối với những người thích nghe lỏm đồng nghiệp “buôn dưa lê”, chuyên gia Ellwardt cũng cảnh báo về nguy cơ bị “điếc”.

 

Theo ông Ellwardt, một cuộc khảo sát hồi đầu năm nay cho thấy, những người cố căng tai nghe lỏm hai người phụ nữ đang nhỏ to tâm sự sẽ không thể nghe thấy một người đàn ông khác đang hét lên rằng “Tôi là một con khỉ đột”, thậm chí ngay cả khi người đàn ông liên tục lặp lại câu nói ngớ ngẩn đó trong vòng 19 giây. Đây là minh chứng rõ nét nét nhất cho thấy quá tập trung nghe lén cuộc nói chuyện của người khác sẽ khiến người nghe lỏm bị “điếc” với thế giới xung quanh.

 

 

H.H (Theo dailymail)

"Buôn chuyện" trên Facebook giống “chuyện ấy”
"Buôn chuyện" trên Facebook giống “chuyện ấy”

Một nghiên cứu mới đây cho thấy "buôn chuyện" về bản thân mình trên mạng Facebook mang lại cho bạn cảm giác thỏa mãn, thỏa mái như được ăn thức ăn ngon, có nhiều tiền và thậm chí còn giống “chuyện ấy”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN