Thầm lặng giữ xanh biên giới

Các dự án kinh tế - quốc phòng của nông lâm trường 196 thuộc Đoàn 338, Quân khu I đã góp phần xóa đói giảm nghèo, đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Tràng Định, Văn Lãng, Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ngày càng được cải thiện. Nhờ đó, nhân dân nhận thức rõ hơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Quân đội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa biên giới.


Cán bộ chiến sĩ Nông Lâm trường 196 - Đoàn 338 khám bệnh cho đồng bào dân tộc tại địa phương đơn vị đóng quân

Sau 16 năm nông lâm trường thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ, hàng nghìn ha đất trống, đồi núi trọc đã được phủ xanh. Rừng trồng luôn được nhân dân chăm sóc và bảo vệ tốt, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Thượng tá Đặng Văn Sơn, Chính ủy Nông Lâm trường 196 cho biết: Đơn vị xác định rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học; đặc biệt là có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Vì vậy, trước khi triển khai dự án trồng rừng, đơn vị đã phối hợp với các địa phương trao đổi, bàn bạc, thống nhất cụ thể sau đó xuống tận các thôn bản, tổ chức họp dân, phổ biến kiến thức, chế độ, chính sách về trồng rừng và các quyền lợi được hưởng.

Trong quá trình thực hiện, đơn vị thường xuyên cử cán bộ trực tiếp xuống thực địa, hướng dẫn nhân dân kỹ thuật phát băng, cuốc hố, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; đồng thời cùng cán bộ thôn, xã và Ban dự án của Đoàn 338 kiểm tra, nghiệm thu, phúc tra theo kế hoạch. Từ năm 2001 đến nay, đơn vị đã tổ chức cho nhân dân trồng 1.990,44 ha rừng phòng hộ, với 898 lượt hộ tham gia; khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên được 617,60 ha. Hiện tại, rừng trồng từ năm 2001 đến năm 2009 đã được bàn giao cho địa phương và hộ gia đình quản lý, khai thác sử dụng với 1.605,08 ha.

Không chỉ hoàn thành tốt dự án trồng rừng, đơn vị còn trực tiếp hỗ trợ cho các gia đình về vật nuôi, cây trồng và vật liệu xây dựng, góp phần giải quyết khó khăn trước mắt, nhanh chóng ổn định đời sống và có định hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới. Trong quá trình triển khai thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào, cán bộ các đội cơ sở phối hợp với chính quyền các xã, các thôn, bản đánh giá, lựa chọn đúng đối tượng, công khai danh sách trước nhân dân để bình xét, đảm bảo chính sách công bằng dân chủ.

Trong phát triển kinh tế, đơn vị đã hỗ trợ cho nhân dân các xã về giống cây trồng như lúa, ngô lai, cây ăn quả... và phân bón để trồng hàng chục hécta mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, đơn vị hỗ trợ hàng trăm con trâu, bò, lợn, gà tới tận từng hộ nhằm giúp đỡ nhân dân phát triển chăn nuôi ở địa phương.

Thượng tá Đặng Văn Sơn khẳng định: Những kết quả đạt được của Nông Lâm trường 196 trong thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa biên giới có tác động rất tích cực đến chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng - an ninh của địa phương trong vùng dự án.

Các hộ gia đình tham gia thực hiện dự án đa số đều có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc vật nuôi, cây trồng, do vậy đời sống kinh tế của đồng bào ngày càng được nâng cao. Từ đó, đã củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, góp phần tăng cường, củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Bài và ành: Thái Thuần
 “Nóng” tình trạng buôn lậu vùng biên giới
“Nóng” tình trạng buôn lậu vùng biên giới

Liên tiếp trong các ngày từ 28 đến 30/12, lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước phát hiện, bắt quả tang nhiều vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN