Hậu Giang nhân rộng các điển hình 'Dân vận khéo' ở cơ sở

Năm 2024, tỉnh Hậu Giang tập trung xây dựng, nhân rộng các điển hình "Dân vận khéo" nhất là ở cơ sở, tạo sự đồng thuận và tham gia của người dân.

Chú thích ảnh
Mô hình “Canh tác lúa thông minh phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện trong vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 với diện tích khoảng 10 ha tại hai xã Vị Trung và Vị Bình (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã cho lợi nhuận cao gần gấp đôi so với sản xuất theo tập quán truyền thống. Ảnh minh họa: Duy Khương/TTXVN

Theo ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, năm 2024, tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp về công tác dân vận; vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, địa phương tập trung xây dựng, nhân rộng các điển hình "Dân vận khéo" nhất là ở cơ sở, tạo sự đồng thuận và tham gia của người dân.

Hậu Giang tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác dân vận chính quyền bằng việc quán triệt và thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận trong tình hình mới gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đồng thời, gắn việc xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện công tác dân vận cơ quan, đơn vị mình với việc triển khai nhiệm vụ chính trị.

Các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác dân vận chính quyền, nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”; xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” theo chủ đề năm 2024 “Nâng cao chất lượng phong trào thi đua dân vận khéo, hướng về cơ sở và sự hài lòng của người dân”. Cùng với đó, tỉnh tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tinh gọn bộ máy; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng.

Các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia được tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả. Các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng mô hình sản xuất mới năng suất, chất lượng và hiệu quả được triển khai. Đời sống nhân dân, công tác vận động, chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo được toàn địa phương chú trọng.

Tỉnh tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt văn hóa công sở, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; đổi mới và thực hiện phong cách làm việc theo hướng trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, hướng dẫn dân làm, làm dân tin. Các cán bộ dân vận khắc phục bệnh thành tích, hành chính, quan liêu xa dân. 

Hậu Giang thực hiện có hiệu quả công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với nhân dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân dân, như tổ chức thực hiện tốt Luật Tiếp cận thông tin nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiếp công dân, tăng cường, công khai đối thoại tiếp dân tại cơ sở, nơi xảy ra vụ việc; tổ chức gặp gỡ, đối thoại với nhân dân, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang...

Năm 2023, toàn tỉnh Hậu Giang đã tổ chức 143 cuộc đối thoại tiếp dân, cấp tỉnh 5 cuộc, cấp huyện 23 cuộc, cấp xã 115 cuộc. Công tác dân vận đạt nhiều kết quả. Thông qua việc tiếp xúc, đối thoại theo nhóm đối tượng, nhóm vấn đề giúp cấp ủy, chính quyền nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của người dân, cũng như những vấn đề bức xúc, nổi cộm trên địa bàn. Trên cơ sở đó, địa phương kịp thời điều chỉnh các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, điều hành của chính quyền các cấp, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và đánh giá cao.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được phát động thực hiện sâu rộng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Toàn tỉnh có 1.432 mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, tiêu biểu như: Mô hình "Vận động nhân dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị hiệu quả cao" ở phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy; “Đường có hoa, nhà có số, gắn với hợp tác nuôi lươn” ấp 5, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ; “Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng” của xã Tân Hòa, Châu Thành A; “Trưởng ban công tác Mặt trận, chi, tổ, hội tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 80% trở lên” của huyện Châu Thành; “1-2-3” chung tay giảm nghèo (1 tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ 2 hộ cận nghèo, 3 hộ thoát nghèo) của xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ… Qua đó, khơi dậy tinh thần trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân, tạo nền tảng hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...

Hồng Dân (TTXVN)
Dân vận khéo gắn với giảm nghèo tại vùng cao xứ Thanh 
Dân vận khéo gắn với giảm nghèo tại vùng cao xứ Thanh 

Miền Tây xứ Thanh, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú... với điều kiện sản xuất khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN