Gần 86.000 tỷ đồng đầu tư vào Tây Nguyên

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý và môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư. Đồng thời, công tác cải cách hành chính nỗ lực thực hiện; tạo bước đột phá trong cung ứng dịch vụ công và thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước.

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện đã có 25 dự án của 24 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn gần 86.000 tỷ đồng, được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư… vào các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum) từ nay đến năm 2020.

Trong đó, tỉnh Đắk Lắk là địa phương thu hút nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhiều nhất với 15 dự án, với tổng số vốn đăng ký trên 83.937 tỷ đồng. Đắk Lắk là địa phương quanh năm nắng với cường độ cao nhất là khu vực phía Tây. Vì vậy, các nhà đầu tư trong và ngoài nước khai thác tiềm năng điện mặt trời.

Hiện tỉnh Đắk Lắk đã có 4 dự án được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư… Cụ thể, Nhà máy điện năng lượng mặt trời do Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) làm chủ đầu tư. Dự kiến xây dựng tại huyện Ea Súp, với diện tích 4.192,5 ha, công suất 2.000 MW, tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD.

Nhà máy điện năng lượng mặt trời do Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) có kế hoạch đầu tư xây dựng tại huyện Buôn Đôn, Ea Súp trên diện tích 750 ha. Công suất 300 đến 500 MW, tổng vốn đầu tư 16.875 tỷ đồng.

Kế đến nhà máy điện năng lượng mặt trời do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Long Thành (thành phố Hồ Chí Minh) có kế hoạch xây dựng tại huyện Ea Súp, trên diện tích 500 ha. Công suất thiết kế 250 MW, tổng vốn đầu tư 7.025 tỷ đồng.

Dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời do Tập đoàn Shinsung (Hàn Quốc) đầu tư tại Đắk Nông.  Ảnh: TTXVN

Theo ông Nguyễn Hải Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Đắk Lắk, việc khai thác tiềm năng điện mặt trời tạo ra sản lượng điện lớn góp phần thúc đẩy chuyển dịch công nghiệp năng lượng ở địa phương từ thuỷ điện sang năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường…

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý và môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư. Đồng thời, công tác cải cách hành chính nỗ lực thực hiện; tạo bước đột phá trong cung ứng dịch vụ công và thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài nước.

Cũng theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, chỉ riêng từ năm 2011 - 2015, tổng vốn đầu tư vào các tỉnh Tây Nguyên đã tăng lên 265.700 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với giai đoạn 2006 - 2010. Đặc biệt, các địa phương đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bình quân 5 năm, tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước chỉ chiếm 36,89%, nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 59,74% và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào khu vực Tây Nguyên đã chiếm tỷ lệ 1,96%, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Quang Huy/TTXVN
Trên 230.000 tỷ đồng đầu tư vào Tây Nguyên
Trên 230.000 tỷ đồng đầu tư vào Tây Nguyên

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến nguồn vốn đầu tư toàn xã hội vào khu vực Tây Nguyên trên 230.000 tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN