Gần 100% buôn, làng Tây Nguyên có đảng viên là người tại chỗ

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã có 99,92% số buôn, bon, thôn, làng có chi bộ (7.853/7.859) và 99,81% số thôn, buôn, bon, làng có đảng viên là người tại chỗ (7.844/7.859).

Trong đó, tỉnh Gia Lai là địa phương đầu tiên ở Tây Nguyên đã có 100% thôn, buôn, làng có chi bộ, có đảng viên.

Cùng với việc kiện toàn, củng cố tổ chức đảng, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã chú trọng tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới, nhất là chú trọng ở các thôn, buôn, bon, làng vùng đồng bào dân tộc tiểu số, vùng “trắng” đảng viên, vùng có đông đồng bào theo đạo, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới.

Năm 2016, các tỉnh Tây Nguyên đã kết nạp 10.184 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên toàn vùng tăng lên 210.931 người, trong đó 18,83% đảng viên là người dân tộc thiểu số (tăng 0,62% so với cuối năm 2015), 3,08% đảng viên là người có đạo và 33,08% là đảng viên nữ.

Tỉnh Kon Tum thực hiện khá tốt mô hình phân công đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ người dân tộc thiểu số để hướng dẫn, giúp đỡ cách thức làm ăn, tổ chức cuộc sống và thông qua các phong trào thi đua yêu nước để bồi dưỡng, kết nạp quần chúng ưu tú vào đảng. Kon Tum luôn là địa phương dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về kết nạp đảng viên người dân tộc thiểu số vào đảng…

Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã cũng có nhiều chủ trương, giải pháp tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, gắn với việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, củng cố hoạt động của tổ chức đảng ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Các tỉnh cũng tiến hành rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức, hoạt động của các chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn, phân công đảng viên ở các chi bộ cơ quan cấp xã đã giải thể về sinh hoạt tại chi bộ thôn, buôn bon, làng.

Các tỉnh Tây Nguyên cũng thực hiện chủ trương phân công cấp ủy viên các cấp phụ trách, theo dõi, tham dự sinh hoạt với những chi bộ có tính đặc thù tại các địa bàn vùng khó khăn.

Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng bố trí cán bộ đảng viên về sinh hoạt với hàng trăm chi bộ thôn, buôn, bon, làng vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo.

Các tỉnh Tây Nguyên phấn đấu đến cuối năm 2017 tất cả các thôn, buôn, bon, làng đều có chi bộ, có đảng viên là người tại chỗ.

Quang Huy (TTXVN)
Say nồng Tây Nguyên
Say nồng Tây Nguyên

Có dịp đến với đại ngàn Tây Nguyên, du khách sẽ được tìm hiểu văn hóa đặc trưng của một vùng đất, được thưởng thức hương rượu cần - thức uống không thể thiếu trong tất cả các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số. Rượu cần nồng nhưng ngọt, cho người uống cảm giác thật dễ chịu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN