“Sàng lọc” công ty chứng khoán để giảm rủi ro cho nhà đầu tư

Theo UBCKNN, để có cơ chế “sàng lọc” các CTCK, UBCKNN thực hiện dựa trên Thông tư 226 của Bộ Tài chính về tỷ lệ an toàn tài chính để đánh giá phân loại theo các nhóm khác nhau là bình thường, yếu và diện kiểm soát đặc biệt (KSĐB). Không chỉ vậy, các biện pháp tranh tra, kiểm tra, để kịp thời xử lý các CTCK không đảm bảo an toàn tài chính (ATTC) đang được UBCKNN triển khai theo hướng “chặt tay” hơn để đưa thông tin giúp nhà đầu tư cẩn trọng hơn trong giao dịch.

 

Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (UBCKNN) cho biết: Thời gian gần đây, việc các tổ chức kinh doanh chứng khoán không cung cấp thông tin ra thị trường hoặc không có thông tin của chính bản thân hoạt động của mình đã tác động tới hoạt động TTCK. Trong số các CTCK có một số công ty lại là công ty niêm yết - đây là vấn đề quan trọng. Bản thân công ty niêm yết cung cấp hàng hóa cho nhà đầu tư giao dịch trên thị trường và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho nhà đầu tư như môi giới, tư vấn; nếu không cung cấp thì làm nhà đầu tư mất phương hướng thì tin đồn sẽ xuất hiện. Chính vì vậy, theo UBCKNN, việc đánh giá CTCK đã được dựa trên 2 chỉ tiêu theo Thông tin 226 của Bộ Tài chính là vốn khả dụng/tổng rủi ro và lỗ lũy kế/vốn điều lệ. Các CTCK được phân thành ba nhóm: Nhóm bình thường, nhóm bị kiểm soát và nhóm KSĐB.


Mới đây, CTCK Hà Nội (HSSC) là CTCK đầu tiên bị đình chỉ hoạt động do không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt. Đại diện UBCKNN khẳng định: Sẽ còn áp dụng biện pháp xử lý “nặng tay” hơn đối với HSSC và sắp có thêm CTCK bị đình chỉ hoạt động.


Theo ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán (UBCKNN), 6 tháng là khoảng thời gian để HSSC giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ liên quan đến khách hàng, đối tác theo thỏa thuận giữa các bên. Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động, UBCKNN sẽ xem xét rút giấy phép thành lập và hoạt động của HSSC theo quy định của Luật Chứng khoán.


Ngoài HSSC còn có 3 CTCK khác cũng đã hết thời hạn để khắc phục tình trạng KSĐB là: Cao su, Trường Sơn và Mê Kông. Thế nhưng, đến thời điểm này, cả 3 CTCK này đều chưa phát đi những tín hiệu rõ ràng cho thấy có thể thoát ra khỏi diện KSĐB. UBCKNN đang xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động đối với các CTCK đã hết thời hạn, nhưng không khắc phục được tình trạng KSĐB. Tương tự như HSSC, quy trình xử lý đối với các trường hợp này là sau khi bị đình chỉ hoạt động, các CTCK chỉ còn thời gian để giải quyết các nghĩa vụ liên quan, chứ không có cơ hội để hoạt động trở lại. Lý do là bởi sau khi hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động, UBCK sẽ rút giấy phép thành lập và hoạt động của các CTCK.


Không chỉ vậy, lãnh đạo UBCK cho hay, kể từ ngày 1/12/2012, với một loạt biện pháp xử lý mạnh tay hơn quy định tại Thông tư 165/2012 sửa đổi, bổ sung một điều của Thông tư 226/2010 được áp dụng như: thời gian kiểm soát giảm từ 18 tháng xuống 12 tháng; thời gian KSĐB giảm từ 6 tháng xuống 4 tháng; UBCKNN đặt CTCK vào diện KSĐB nếu không thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong 2 kỳ báo cáo liên tiếp... , thì quá trình đình chỉ hoạt động và xóa sổ CTCK sẽ còn diễn ra nhanh và quyết liệt hơn.

 

Minh Phương

Nhà đầu tư cần tránh bị tin đồn “lợi dụng”
Nhà đầu tư cần tránh bị tin đồn “lợi dụng”

Nhiều ý người ví rằng: thị trường chứng khoán (TTCK) là thị trường của thông tin. Thông tin có vai trò quan trọng tới quyết định của nhà đầu tư. Do đó, thời gian qua, hiện tượng tin đồn thất thiệt thông qua truyền miệng, trang cá nhân, diễn đàn trên Internet... đã ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN